Mới đây một theo tin đưa của bệnh viện Chang Gung Memorial (Đài Loan) đưa tin, một gia đình 4 người đều mắc bệnh ung thư do sử dụng đũa tre mốc ăn cơm trong thời gian dài.
Đũa tre, đũa gỗ khi bị mốc có thể chứa aflatoxin - chất gây ung thư loại I được WHO khuyến cáo nên tránh xa. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khoảng 16 loại aflatoxin khác nhau, trong đó Aflatoxin B1 là loại mạnh nhất. Không chỉ độc tố aflatoxin mà đũa gỗ, đũa tre không được lau khô sau khi vệ sinh, nguy cơ vi khuẩn và vi sinh vật sinh sôi có thể tăng lên, bao gồm vi khuẩn như tụ cầu vàng, vi khuẩn E.coli cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Ảnh: Reddit
Độc tố aflatoxin có nguồn gốc bởi loại nấm aspergillus màu vàng sản sinh ra nếu đũa được bảo quản ở môi trường không đủ khô ráo, ẩm mốc hoặc vệ sinh kém sạch sẽ môi trường ấm. Sau một thời gian dài sử dụng, sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, gây ngộ độc cấp tính và thậm chí là ung thư.
Cụ thể, theo WHO, aflatoxin là một trong những tác nhân gây bệnh ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư túi mật, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư ruột kết,... mà mọi người cần đặc biệt đề phòng. Khi người bệnh hấp thụ Aflatoxin qua đường miệng sẽ khiến cơ thể chứa một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 90 ngày và có thể dẫn đến bệnh ung thư gan sau hơn một năm; với liều khoảng 10 mg, độc tố aflatoxin có thể gây ngộ độc cấp tính.
Ảnh: Dcard
Hơn nữa, bào tử nấm aflatoxin có thể hoạt động bền bỉ với nhiệt, có nghĩa là với nhiệt độ không đủ cao (nhiệt độ rang, sấy từ 1500 độ C đến hơn 2000 độ C), độc tố của chúng có thể không bị phá hủy hoàn toàn nếu thấp hơn. Chính vì lý do này mà với các loại thớt hay đũa bị mốc, các chuyên gia đều khuyên rằng chúng ta nên bỏ đi thay vì giữ lại, luộc hay rửa để tiếp tục sử dụng.
Ngoài thớt, đũa thì aflatoxin cũng "góp mặt" trong một số thực phẩm bị mốc, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như đậu phộng (hạt lạc), ngô, gạo hay mộc nhĩ bị mốc,...
Nên thay đũa tre và gỗ sáu tháng một lần và khử trùng một lần một tuần càng nhiều càng tốt. Khi mua đũa về nên rửa sạch, luộc qua nước sôi rồi phơi tới khô rồi mới sử dụng. Khi ăn xong nên rửa ngay, tránh ngâm nước rồi để qua đêm. Đũa dùng để xào nấu và đũa dùng để ăn nên phân loại riêng. Phát hiện thấy đũa bị mốc, mòn vẹt, nứt, cong, xơ gỗ bong ra,... thì cần bỏ ngay, tránh tiết kiệm giữ lại mà sinh bệnh.
Nguồn: Aboluowang