Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ

Anna, Theo Helino 19:45 16/12/2019

Đâu thể bắt Đà Lạt đứng yên một chỗ, không phát triển. Thế nhưng là với cách “phát triển” hiện giờ, thành phố này đang khiến những ai vốn yêu quý nó vì những nét nguyên sơ, giản dị không khỏi bận tâm, nặng lòng.

Năm 2000, Đà Lạt đón 710 nghìn lượt khách du lịch. Năm 2018, con số này lên tới 6.5 triệu lượt, trong khi đó dân số Đà Lạt chỉ vào khoảng 300 nghìn người. Đặt các con số cạnh nhau ngẫu nhiên như vậy cũng đã đủ để thấy sự phát triển quá nhanh dẫn đến sự quá tải hiện giờ ở thành phố sương mù. Thời gian qua, ở Đà Lạt còn liên tục xuất hiện những địa điểm check-in mới với những cái tên nghe rất kêu như: Cổng trời Balihồ Vô cực, tổ chim Bali, nấc thang lên thiên đường, cầu trái tim, cầu tình yêu, công viên kỳ quan… Toàn bộ các công trình nhân tạo này đều được xây dựng lên để thu hút du khách đến nhiều hơn với Đà Lạt.

Nhưng thu hút chẳng được bao lâu, các địa điểm mới được xây dựng và khai thác đều vấp phải những ý kiến trái chiều không chỉ về mặt thẩm mỹ, mà còn do tính rời rạc, không phù hợp với quang cảnh chung và cuộc sống của người dân địa phương.

1. Hồ vô cực

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 1.

Tuy có diện tích nhỏ hơn nhiều so với cái tên “chuẩn châu Âu” của mình, nhưng hồ Vô cực hiện đang là điểm du lịch nhân tạo thu hút du khách nhất nhì Đà Lạt. Ảnh @canhciu.

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 2.

Cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 15 km, hồ Vô cực nằm trong khu vực đường hầm đất sét. Ảnh @mintt.zii.

Nổi bật nhất khu hồ là tiểu cảnh đẹp mắt gồm hai bức tượng khổng lồ ở giữa, hướng mặt vào nhau, khiến du khách liên tưởng đến chàng K'lang và nàng H'Biang trong thiên tình sử nổi tiếng. Nguồn: Vương Li.

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 4.

Thế nhưng để có một bức hình toàn vẹn ở đây chẳng dễ dàng vì lúc nào hồ nước cũng kín người. Nguồn: Van Pham.

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 5.

Bỏ qua loạt hình đang được check-in rầm rộ trên MXH, đây sẽ là thực tế phải đối diện nếu muốn có một tấm ảnh đẹp. Nguồn: Mai Linh.

2. Cổng trời Bali và tổ chim Bali Swing

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 6.

Gọi tắt là “tiểu Bali”, hai công trình này là “cơn sốt” gần đây nhất trên MXH khi cư dân mạng nhắc đến Đà Lạt. Tuy là background “sống ảo” được một khu nghỉ dưỡng dựng lên để phục vụ khách quan nội bộ, nhưng những du khách tự do vẫn có thể dễ dàng vào khu vực này để chụp hình. Nguồn: FB Greenland II.

"Cái gì của Bali hãy để lại Bali. Đây là Đà Lạt!" - bình luận của thành viên Khuất Khánh Duy trên một fanpage về du lịch khi đăng loạt địa điểm mới gây sốt ở Đà Lạt này. Nguồn: FB Greenland II.

“Cổng trời Bali” vốn là tên của công trình lịch sử trên đỉnh đền Lempuyang cổ ở Bali, còn “tổ chim Bali Swing” cũng là một khu du lịch sinh thái địa phương ở đó. Nguồn: FB Greenland II.

Hiện nay, những tranh cãi gay gắt vẫn nổ ra xung quanh “tiểu Bali” này, không chỉ vì chúng không phù hợp với thiên nhiên Đà Lạt, mà còn do sự chỉnh ảnh quá tay của một số du khách khi tới đây. Nguồn: FB Greenland II.

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 10.

Bỏ đi lớp filter, lớp mây trời tím rịm… Nguồn: FB Greenland II.

Địa điểm này cũng chẳng đặc sắc như trên ảnh dân tình rầm rộ check-in là mấy. Nguồn: FB Check in Vietnam.

3. Cầu trái tim

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 12.

Cây cầu đặc biệt này nằm trong khuôn viên một homestay trên đường Đặng Thái Thân, phường 3, thành phố Đà Lạt. Ảnh @kymivilla.

Xuất hiện từ đầu năm 2019 nhưng nơi này chỉ thực sự nổi tiếng khi Ngọc Trinh check-in tại đây trên Facebook cá nhân.

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 14.

Mặc dù có view nhìn thẳng ra rừng thông và vườn cẩm tú cầu thơ mộng bên dưới, nhưng cầu trái tim vẫn gây tranh cãi lớn vì thiết kế của mình. Ảnh @kymivilla.

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 15.

Hữu Tiến - một người dùng MXH đã bình luận về địa điểm này: “Đà Lạt có thiếu góc tình đến mức phải có một cây cầu trái tim sến lịm như thế này không mấy người?”. Ảnh: @kathycommisso.

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 16.

Cây cầu này được mở cửa miễn phí cho du khách ngoài homestay, và cũng không thoát khỏi cảnh có những bức hình lồng ghép hiệu ứng mây trời loè loẹt. Nguồn: Hoàng Vi Xuân.

4. Công viên kỳ quan

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 17.

Khoảng nửa cuối năm 2018, công viên kỳ quan nổi lên ở Đà Lạt vì du khách “không cần đi xa mà vẫn có thể check-in đẹp như đang ở nước ngoài”. Nguồn: Mai Chi.

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 18.

Công viên này nằm trong khuôn viên của Thung lũng Tình yêu, trên đường Mai Anh Đào, phường 8, TP Đà Lạt. Nguồn: Trà Nữ Lê.

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 19.

Để vào cổng và chụp ảnh với những “kỳ quan” này, du khách phải trả 100 nghìn VNĐ/ người lớn, 50 nghìn VNĐ/ trẻ em. Mức giá cũng không phải là thấp so với mặt bằng du lịch ở Đà Lạt. Nguồn: Trà Nữ Lê.

Điều nhiều du khách cảm thấy bất bình nhất tới đây là công viên này được xây dựng giữa đất tự nhiên, cụ thể là trong khu vực rừng thông. Nguồn: Mai Chi.

Còn về các “kỳ quan”, thực sự còn sơ sài và không lung linh như lời quảng bá. Nguồn: Nham Hoang.

Dăm bữa nửa tháng, trên MXH lại xuất hiện một nơi nào đó ở Đà Lạt “gây sốt”, mà chủ yếu là những công trình nhân tạo được xây dựng lên để thu hút khách du lịch. Âu đó cũng là điều đáng mừng, nhưng không phải tất cả đều được lòng du khách, được lòng cư dân mạng.

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 22.

Đà Lạt đâu thiếu gì góc "tình" đâu?

Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 23.
Một loạt cái tên “kỳ quan” nghe rất kêu mới xuất hiện: Những gì không phải của Đà Lạt, xin đừng đem về thành phố mộng mơ - Ảnh 24.

Ảnh @tynkery.

Đà Lạt ngày đang chuyển mình, ngày nay chúng ta ít thấy những cánh rừng bạt ngàn, những ngôi nhà cổ lững lững đồi sương, những sớm bình minh hoa nở nắng rọi? Mà là “gi gỉ gì gi”, giờ Đà Lạt gần như thời điểm nào trong năm cũng đông đúc và ô nhiễm. Đà Lạt “mới”, Đà Lạt “cực hot”. Để rồi ai cũng đến và đi, nhưng chẳng có mấy người vun đắp cho thành phố này.

Quan trọng hơn nữa là khi nhìn lại những người dân địa phương ở thành phố mù sương - những con người nặng tình và hoài niệm, họ nghĩ gì? Dẫu biết phát triển là tất yếu, nhưng tất yếu không đồng nghĩa với đánh đổi. Và sự đánh đổi này cũng là vì ai? Đà Lạt xô bồ, Đà Lạt nhân tạo và loè loẹt này cũng là vì ai?

Vì chúng ta.