Đôi khi mùi hôi hơi thở là do một phần thức ăn còn sót lại trong khoang miệng gây ra. Bởi lượng thức ăn tuy nhỏ nhặt này lại có thể khiến vi khuẩn phát sinh nhiều và gây hôi miệng. Do đó, nguyên tắc đầu tiên để chữa chứng hôi miệng là bạn phải vệ sinh răng thật kỹ sẽ loại bỏ mọi thực phẩm đang làm mồi cho vi khuẩn sinh sôi.
Đánh răng thôi là chưa đủ mà bạn còn cần có thói quen vệ sinh lưỡi thường xuyên thì mới giảm mùi hôi miệng hiệu quả. Do bề mặt lưỡi có độ nhám, nhiều kẽ hở nên đây là vị trí khá lý tưởng cho vi khuẩn ẩn trú.
Do đó, nếu bạn chỉ làm sạch răng thôi thì lượng vi khuẩn còn bám ở lưỡi vẫn đủ khả năng gây ra mùi hôi cho khoang miệng. Vì thế, bạn nên thường xuyên vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc bằng dụng cụ cạo lưỡi để loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả hơn.
Một số loại thực phẩm có thể để lại mùi hôi trong khoang miệng rất lâu. Do đó, nếu bạn đang đau khổ vì chứng hôi miệng thì cũng nên chú ý tránh vài loại thực phẩm có khả năng gây mùi hôi sau: các loại thực phẩm liên quan đến hành như hành lá, hành tây, hành tím... và cả tỏi bạn cũng nên hạn chế dùng. Ngoài ra, tránh nạp đồ ngọt, nhiều đường. Vì theo Salvador Nares - trưởng phòng nghiên cứu nha chu tại Đại học Illinois cho biết rằng, các món ăn ngọt nhiều đường sẽ làm tăng lượng vi khuẩn trong khoang miệng nên dễ dẫn đến mùi hôi hơn.
Nước bọt mặc dù chứa vi khuẩn nhưng lại có tác dụng rửa trôi vi khuẩn trong khoang miệng hiệu quả. Do đó, nếu bạn bị chứng khô miệng, miệng ít tiết nước bọt thì vi khuẩn sẽ tích tụ nhiều nên dễ dẫn đến phát sinh mùi hôi.
Vì thế, việc uống nước thường xuyên để giảm khô miệng và rửa trôi vi khuẩn sẽ là cách chống hôi miệng đơn giản lại nhanh tức thì. Bạn không cần phải uống quá nhiều, mỗi lần chỉ cần một ngụm nước nhỏ nhưng phải nhớ uống thường xuyên thì mới mang lại hiệu quả giảm mùi hôi miệng cao hơn.
Bàn chải đánh răng quá cũ cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây hôi miệng. Bởi do quá cũ nên phần lông bàn chải sẽ ít hiệu quả hơn trong việc làm sạch thức ăn và mảng bám trên răng nên vi khuẩn dễ sinh sôi cũng như gây mùi khó chịu. Do đó, tốt nhất là bạn nên thay bàn chải mới cứ 2 - 3 tháng một lần để việc chải răng cũng như hạn chế vi khuẩn gây hôi miệng hiệu quả hơn.
Cho dù bạn chải răng sạch mỗi ngày nhưng vẫn còn ít nhiều chất bẩn tồn tại trong kẽ răng và cả bề mặt răng. Những chất bẩn này tích tụ lâu ngày sẽ trở thành các mảng vôi cứng bám chặt vào răng mà bạn không thể tự mình lấy ra được. Chính những mảng bám này cũng là nguyên nhân gây ra mùi hôi ở miệng.
Do đó, bạn nên có thói quen đến nha sĩ vệ sinh răng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch mảng bám, vôi răng nhanh chóng. Sau khi vệ sinh răng xong thì không những loại bỏ đáng kể mùi hôi miệng mà còn giúp hạn chế hiệu quả vi khuẩn tấn công gây sâu răng.
Trên đây là những nguyên tắc giảm bớt hôi miệng đơn giản mà bạn có thể thực hiện sớm. Nhờ đó, tình trạng răng miệng sẽ được cải thiện đáng kể.
Nguồn: Prevention