Những ngày gần đây, tin tức về các vụ cháy rừng hoành hành tại Amazon đang là chủ đề nóng trên khắp các mặt báo. Thế nhưng chúng ta để để ý tới nó quá muộn, Amazon đã cháy suốt ba tuần...
Nguyên nhân các vụ cháy này được khẳng định là do con người gây ra. Christian Poirier, thành viên ban quản trị của tổ chức phi lợi nhuận Amazon Watch cho biết: "Phần lớn các đám cháy là do con người gây ra". Ông cho biết thêm rằng dù có khả năng sấm sét gây ra hỏa hoạn, nhưng ngay cả trong mùa khô, Amazon – vốn là một khu rừng nhiệt đới ẩm – cũng không dễ bén lửa.
Hình ảnh từ vệ tinh NASA cho thấy các đám cháy đang hoành hành trong rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil vào tháng 8 năm 2019.
Trung tâm nghiên cứu không gian của Brazil (INPE) cho biết số vụ cháy xảy ra trong tuần này tại Brazil nhiều hơn đến 80% so với năm ngoái. Và 99% nguyên nhân các vụ cháy là do con người, dù là vô tình hay cố ý, Alberto Setzer, nhà khoa học cấp cao tại INPE đưa ra số liệu cụ thể. Chính điều đó đã khiến môi trường và sinh thái "lá phổi xanh của Trái đất" bị hủy hoại hơn 50%.
Các vụ cháy rừng ở Amazon đã vượt ngoài tầm kiểm soát, tàn phá hơn 50% hệ sinh thái.
Thực chất, các đám cháy lớn đã bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 7, có đám lớn tới nỗi quét sạch 1.000 ha của khu bảo tồn môi trường ở bang Rondônia của Brazil. Ngọn lửa đã tạo ra những lượng khói dày đặc lan xa khắp bang, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dân và động thực vật.
Mật độ cháy rừng dày đặc tại Amazon.
Thế nhưng điều kỳ lạ là phải sau đến hơn ba tuần Amazon chìm trong biển lửa và gần như mất kiểm soát, thế giới mới thực sự nhận ra sự tình nghiêm trọng của "lá phổi xanh". Chính con người đã gây nên thảm họa tà
n khốc này nhưng lại quá vô tâm và thơ ơ. Chỉ đến khi hậu quả của những vụ cháy trên reo lên hồi chuông cấp báo và khó có thể cứu vãn, người ta mới để ý đến nó. Những công trình lớn như Nhà thờ Đức Bà Paris, khi gặp hoả hoạn lớn vẫn có thể phục dựng lại, nhưng Amazon một khi đã cháy rụi thì không thể cứu vãn được, và điều này đồng nghĩa chúng ta sớm muộn sẽ phải đối mặt ngày tận thế thật sự của nhân loại.Nhiều nhà hoạt động môi trường và cả cư dân mạng quốc tế đã lên tiếng bức xúc về vấn đề này:
"Amazon đã bị cháy trong suốt 3 tuần liền và bây giờ tôi mới phát hiện ra vì rất ít phương tiện truyền thông đề cập đến việc đó. Tại sao vậy? Đó là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất trên Trái đất của chúng ta cơ mà?".
"Đây là chính sách môi trường của Brazil dưới thời tổng thống Bolsonaro. Ông ấy không quan tâm đến cuộc sống cả. Rừng nhiệt đới Amazon đã và cháy trong suốt 3 tuần và không có bất kì biện pháp khắc phục nào được thực hiện".
"Khi nhà thờ Đức Bà cháy, cả thế giới như ngừng lại. Các nhà tỷ phú và chính trị gia vung tiền để giúp xây dựng lại nó. Ngược lại hoàn toàn khi Amazon chìm trong lửa suốt ba tuần. Sự khác biệt ở đây là, chúng ta sẽ không thể xây dựng lại một Trái đất mới. Một khi nó biến mất, nó sẽ mất vĩnh viễn."
"…Tôi chỉ muốn nhắc rằng rừng Amazon đã cháy suốt ba tuần rồi và vì thiếu sự can thiệp của truyền thông, nhiều người vẫn không biết về điều này. Đó là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất của chúng ta đấy!"
Rừng Amazon sản xuất khoảng 20% lượng oxy của thế giới. Theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới, nếu rừng Amazon không thể phục hồi, thay vì tạo ra oxy, nó có thể bắt đầu phát thải carbon – nguyên nhân lớn nhất gây nên biến đổi khí hậu.
Nhà khí tượng học của CNN Haley Brink cho biết các đám cháy "chắc chắn do con người gây ra" chứ không phải do nguyên nhân tự nhiên. Chúng xảy ra do cách tổ chức các mô hình nông nghiệp theo mùa. Nông dân chờ đến mùa khô để thực hiện đốt rừng phát quang nhằm chăn thả gia súc. Thời gian khô hạn kéo dài đến tận tháng 9, cô nói thêm.
So với những năm trước, thiệt hại trong năm nay là "chưa từng có", Poirier nhận định.
Bức ảnh chụp được từ máy bay vào ngày 20/8 do Corpo de Bombeiros de Mato Grosso phát hành cho thấy lửa đang càn quét rừng tại thành phố Prova do Norte, bang Mato Grosso, Brazil.
Bức ảnh chụp được từ máy bay vào ngày 20/8 do Corpo de Bombeiros de Mato Grosso phát hành cho thấy lửa đang càn quét rừng tại thành phố Prova do Norte, bang Mato Grosso, Brazil.
Các tổ chức, nhà hoạt động môi trường và người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới đang phản ứng mạnh mẽ về sự việc. Phong trào hashtag #PrayForTheAmazonia và các biến thể khác của nó hiện là xu hướng chia sẻ Twitter trên toàn cầu với hàng trăm nghìn bài tweet. Khi hình ảnh và tin tức về vụ cháy lan rộng, nhiều người truy hỏi trách nhiệm của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Thời điểm tranh cử vị trí người đứng đầu chính phủ, Bolsonaro đã hứa hẹn thực hiện các chiến dịch khôi phục nền kinh tế bằng cách đào sâu tiềm năng kinh tế của Amazon. Nhiều tổ chức môi trường cho rằng câu nói này đã khuyến khích những người làm nông nghiệp và lâm nghiệp đốt phá và khai thác rừng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trong một tuyên bố, Amazon Watch đã chỉ ra các báo cáo trên phương tiện truyền thông địa phương rằng tuần trước nông dân đã tổ chức một "ngày lửa" chung nhằm đốt rừng để lấy đất cho nông nghiệp, lấy cảm hứng từ những lời hoa mỹ của Bolsonaro.
Chính sách của tổng thông Brazil chính là nguyên nhân khuyến khích nông dân đốt rừng.
Các vụ đốt rừng là "chỉ là dấu hiệu dễ thấy nhất" trong chính sách của Bolsonaro và cũng là "sự phản ánh thói vô trách nhiệm của tổng thống," - Observatorio do Clima (Đài quan sát khí hậu) nhận xét.
Bolsonaro đã cắt giảm ngân sách bớt xuống tới 23 triệu USD (hơn 533 tỷ đồng) - dữ liệu chính thức mà Observatorio do Clima cung cấp, gây cản trở cơ quan thực thi môi trường của Brazil.
Không những thế, chỉ vài tuần trước, giám đốc của INPE đã bị sa thải sau cuộc tranh cãi với tổng thống. Giám đốc đưa ra dữ liệu vệ tinh cho thấy nạn phá rừng trong tháng 6 cao hơn 88% so với năm ngoái nhưng Bolsonaro quả quyết đó là "lời nói dối".
Bolsonaro đã bác bỏ các cáo buộc về trách nhiệm đối với nạn đốt rừng. Ông suy đoán rằng hỏa hoạn ở Amazon có thể do các tổ chức phi lợi nhuận đang bị thiếu kinh phí châm ngòi để "gây sự chú ý tiêu cực chống lại tôi và chính phủ Brazil."
Cây cối bị đốn hạ và đốt để làm đất nông nghiệp, nạn phá rừng cao đến mức đáng báo động.
Đứng trước vấn đề cấp bách, Poirier nhấn mạnh: "Amazon cực kỳ quan trọng đối với tương lai của chúng ta, đối với việc ngăn chặn kết quả tồi tệ nhất mà biến đổi khí hậu có thể gây ra. Tôi không cường điệu hóa. Chúng ta đang đối mặt với sự hủy diệt chưa từng thấy không chỉ của rừng Amazon mà còn của toàn bộ hành tinh."
Tham khảo: CNN, India Times