Con người biết thở trước khi biết làm bất kì điều gì khác. Lúc được bác sĩ đỡ ra từ cơ thể người mẹ, phổi sau tim, là bộ phận quan trọng quyết định "sống còn" của đứa trẻ. Phổi khoẻ, thì đứa bé sẽ phát triển mạnh mẽ.
Thế nhưng, cùng với sự hiện đại hoá, đô thị hoá, cái việc tưởng chừng như bản năng, dễ dàng và chẳng cần phải học ấy lại trở nên vô cùng khó khăn. Bạn thường xuyên cảm thấy nặng nề nơi lồng ngực, cảm thấy chỉ hít thở thôi sao mà cũng khó khăn. Bạn không còn tỉnh dậy với một hơi dài khoan khoái mà thay vào đó, là từng trận hen, trận ho đến run rẩy cả người. Đấy là lúc mà chúng tôi – những lá phổi - đang làm việc cật lực để tranh giành từng hơi thở, để chống chọi lại với bụi bặm, chất độc hại vẫn ngày ngày lững lờ trong không khí.
Ở thành thị, chỉ cần nơi nào có không khí, nơi đó… thiếu an toàn
Nghe có vẻ thật nghiêm trọng, nhưng sự thật là phần lớn không khí bao quanh bạn hằng ngày đều không còn an toàn nữa, nhất là trong các thành phố lớn. Tổ chức sức khoẻ thế giới WHO đã nhiều lần phát hành các văn bản về những mối nguy hại gây nên các bệnh đường hô hấp, kèm theo những con số vô tri nhưng lại khiến người đọc phải run rẩy:
Đáng sợ nhất không phải đe dọa hữu hình, mà là những hiểm nguy vô hình
Mỗi phút, mỗi giây hít thở, bạn đều có thể bị "tấn công" bởi các dị vật trong không khí mang tên "bụi mịn PM 2,5". Đây là những kẻ thù không đội trời chung của lá phổi chúng tôi. Với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron, chúng có thể dễ dàng trực tiếp xâm nhập vào đường hô hấp và gây tổn thương cho những lá phổi, dẫn đến ung thư phổi, khiến các chủ nhân bị đột quỵ, tim mạch, hen suyễn. Đáng lo hơn, nó cũng có thể ảnh hưởng tới cả cấu trúc ADN gây biến đổi gen, nguy hại cho sự phát triển của thai nhi từ lúc còn trong bụng mẹ. Theo như "Nghiên cứu Harvard về sáu thành phố" (Harvard six Cities study), PM 2,5 là một trong số những nguyên do gián tiếp dẫn đến cái chết của con người. Các nhà khoa học ở Canada và Mỹ đã nhận ra việc phơi nhiễm PM 2,5 trong thời gian dài có thể gây ra bệnh ung thư phổi cùng nhiều chứng bệnh nguy hại đến tín mạng khác.
Cũng giống như các thành phố lớn trên thế giới, hai trung tâm kinh tế và văn hoá lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều là chỗ cư ngụ cho đám bụi mịn PM 2,5 đáng ghét. Lượng bụi mịn PM 2,5 vượt quy chuẩn giới của WHO từ 3 – 5 lần, khiến Việt Nam trở thành đất nước ô nhiễm không khí đứng thứ 2 trên toàn Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Riêng Hà Nội đứng thứ 12 trong danh sách các thủ đô ô nhiễm nhất thế giới.
Thậm chí, vào các giờ cao điểm, quan trắc chất lượng đo được chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Thủ đô đã lên mức báo động: thấp nhất: 102, cao nhất: 197, cao nhất châu Á, cao hơn cả các thành phố đứng đầu trong danh sách ô nhiễm không khí như Bắc Kinh, Mumbai…
Đối với phần lớn chúng ta, hít thở mỗi ngày là để duy trì sự sống, nhưng trong thực tế, việc này đã trở nên nguy hiểm như "uống rượu độc giải khát". Hằng ngày, những lá phổi đang phải làm việc hết công suất để có thể giảm thiểu các bụi bẩn, các chất độc hại thâm nhập vào cơ thể con người
Đừng để lá phổi phải chiến đấu trong đơn độc!
Bắt đầu từ việc hỗ trợ lá phổi, các bạn có thể hạn chế một cách đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh. Tổ chức Phổi của Mỹ đã đưa ra một số cách để hạn chế và bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm không khí như: luôn kiểm tra dự báo ô nhiễm không khí ở khu vực mình sống, hạn chế tập thể dục thể thao gần các nơi có đông xe cộ, cố gắng tham gia phương tiện giao thông công cộng… Mặt khác, đối với người Việt Nam với phương tiện xe máy là chính, chúng ta rất dễ bị tấn công bởi bụi mịn khi tham gia giao thông do không có gì che chắn. Vì vậy, hãy luôn nhớ phải bảo vệ bản thân bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường.
Tuy nhiên, cần phải biết đeo khẩu trang thế nào để bảo vệ hiệu quả. Các loại khẩu trang thông thường làm từ vải và tấm xơ Polyester sẽ không thể ngăn được bụi mịn PM 2,5. Cũng không nên dùng khẩu trang quá dày, hoặc mang 2 – 3 khẩu trang cùng lúc, vì chúng có thể ngăn chặn sự lưu thông của không khí, giữ lại khí CO2 chứ không cho khí Oxy đi vào. Điều đó có thể làm phổi choáng váng và não có nguy cơ đột nguỵ.
Tuyệt đối không mua các loại khẩu trang rẻ, không rõ nguồn gốc vì không những không bảo vệ được mà còn có khả năng gây kích ứng cho da. Ngoài ra, đây là lỗi mà cực nhiều bạn mắc phải: dùng đi dùng lại một chiếc khẩu trang cho nhiều lần. Đây là hành vi ủng hộ vi khuẩn sinh sôi và "an cư lạc nghiệp" trong chiếc khẩu trang của bạn. Hãy nhớ là chỉ sử dụng một lần rồi bỏ.
Các loại khẩu trang bạn có thể cân nhắc là những loại có cấu trúc đa lớp lọc giúp ngăn chặn và hạn chế khói bụi hiệu quả cao, phấn hoa trong không khí, thậm chí là bụi mịn PM2.5 gây khó thở. Ngoài ra, không nên chọn loại khẩu trang quá lỏng lẻo hay quá ôm sát, mà hãy chú ý đến thiết kế để ôm vừa khít theo dạng khuôn mặt, không để bụi lọt vào, cũng không gây cản trở lưu thông không khí. Có được một người bạn đắc lực như vậy, phổi chúng tôi sẽ giảm được phần nào áp lực nặng nề!
Lựa chọn khẩu trang Nhật Bản Unicharm 3D Mask để bảo vệ sức khỏe lá phổi mỗi ngày:
+ Loại ngăn Virus - Unicharm 3D Mask Virus Block: Ôm sát gương mặt với thiết kế 3D thông minh, cấu trúc lọc đa lớp giúp ngăn bụi mịn PM2.5, phấn hoa và chặn đứng 99% bụi ngậm virus trong không khí, mà vẫn cực dễ thở. Quai đeo chất liệu co giãn và mềm mại với da, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
+ Loại ngăn Khói bụi - Unicharm 3D Mask Superfit: Ôm sát gương mặt với thiết kế 3D thông minh, cấu trúc lọc đa lớp giúp ngăn bụi và phấn hoa, mà vẫn cực dễ thở. Quai đeo chất liệu co giãn và mềm mại với da, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
+ Loại trẻ em - Unicharm 3D Mask Kids: dành cho bé dưới 10 tuổi với thiết kế 3D ôm sát, quai đeo co giãn mềm mại, ngăn bụi PM2.5 hiệu quả.
Tham khảo mua hàng tại đây.