Rau đay là loại rau rất phổ biến được trồng ở Đông Nam Á, Tây Phi và Trung Đông. Rau đay thường có vị đắng, tuy nhiên vị của chúng có thể khác nhau tùy theo độ non hay già. Những lá được thu hoạch khi còn non thường mềm và thơm hơn, trong khi những lá già có thể có màu đất và nhiều xơ hơn.
Thành phần dinh dưỡng của rau đay
Vì rau đay nhớt nên chúng thường được sử dụng làm chất làm đặc trong súp, món hầm và cà ri.
Rau đay hàm lượng calo thấp và chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin A và C, riboflavin, folate và sắt. Dưới đây là phân tích dinh dưỡng của 87 gam rau đay nấu chín.
Lượng calo: 32 Chất đạm: 3 gam Chất béo: 0,17 gam Carb: 6 gam Chất xơ: 2 gam Canxi: 14% DV Sắt: 15% DV Magiê: 13% DV Kali: 10% DV Vitamin C: 32% DV Riboflavin: 13% DV Folate: 23% DV Vitamin A: 25% DV
Tác dụng của rau đay
Cây rau đay tên khoa học là Corchorus olitorius, được xếp vào họ đay (Tiliaceae), là loại rau ăn lá, được trồng và thu hoạch quanh năm.
Theo BSCKI Nguyễn Trần Như Thuỷ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, rau đay không chỉ là món thực phẩm bổ dưỡng ngon miệng mà còn chứa đựng những công dụng tốt cho sức khỏe.
Theo đông y, rau đay vị cay, tính lạnh, không độc, công dụng giải nhiệt, nóng trong, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng, tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa… và nhiều công dụng khác với sức khỏe.
Rau đay có tác dụng tẩm bổ, giải nhiệt, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, lợi hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, cầm máu, lợi sữa và an thai. Theo các sách cổ phương, rau đay có thể được sử dụng làm thuốc chữa trúng nắng, phòng ngừa say nắng, trị táo bón, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu ra máu, chữa ho ra máu, nôn ra máu. Với bà mẹ mang thai và cho con bú, món ăn có rau đay tác dụng an thai và lợi sữa giúp sữa về nhiều hơn và nhanh hơn.
Đến nay cũng chưa có bất kỳ nghiên cứu hay báo cáo nào cho thấy rau đaị kỵ hoặc khắc với nhóm hay loại thực phẩm nào. Vì thế, có thể yên tâm khi lựa chọn rau đay để chế biến món ăn.