Tai cũng giống như các bộ phận khác của cơ thể, được bao phủ bởi một lớp da bên ngoài, mà da trong lỗ tai lại tương đối nhạy cảm. Ví dụ, đôi khi bạn sẽ gặp phải một số vấn đề về da như bệnh eczema, bệnh viêm…
Điều này sẽ gây kích ứng da, đôi khi da sẽ xuất hiện mẩn đỏ hoặc ngứa rát. Do vậy, lúc này cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao da lại bị ngứa rát, sau đó đúng bệnh bốc thuốc, không nên gãi loạn ở chỗ bị ngứa để tránh lan rộng.
Có người nói rằng, trong tai sạch như vậy, ngoài ráy tai liệu có còn vi khuẩn hay nấm gì khác không? Thực ra, nhìn như không có nhưng trong tai lại có một số vi khuẩn nấm ký sinh, nhưng dùng mắt thường không thể thấy được.
Do vậy, khi một số vi khuẩn bên trong phát triển rối loạn, một bên sinh sản mạnh mẽ nhưng một bên lại bị ức chế không thể phát triển bình thường sẽ dẫn đến hệ cân bằng vi khuẩn bị rối loạn theo. Lúc này da ở tai cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhẹ thì có thể bị ngứa, nặng thì sẽ bị nhiễm trùng thậm chí lở loét.
Kích thích khác ở đây cũng bao gồm việc bình thường tắm rửa chúng ta thường để nước chảy vào trong lỗ tai. Sau khi nước vào trong tai sẽ khiến cho những vi khuẩn, bao gồm cả ráy tai cũng chịu ảnh hưởng, thời gian dài sẽ gây nên một số chứng viêm tai.
Nếu trường hợp nhẹ sẽ chỉ gây đau, nhưng nặng hơn sẽ gây ngứa hoặc thậm chí là loét. Do vậy bình thường mọi người phải chú ý giữ gìn vệ sinh và làm sạch tai để tránh viêm nhiễm.
Nguồn: Aboluowang