Làm nóng thức ăn bằng lò vi sóng có hại sức khỏe?

Mỹ Diệu, Theo Thanh niên Việt 12:02 12/10/2024
Chia sẻ

Lò vi sóng vốn là thiết bị nhà bếp được sử dụng phổ biến trong các gia đình hiện đại, nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề an toàn của thực phẩm.

Khi nhắc đến lò vi sóng, nhiều người nghĩ ngay đến vấn đề bức xạ. Nguyên lý làm nóng bằng vi sóng là sử dụng vi sóng để làm rung động các phân tử nước trong thực phẩm, từ đó tạo ra ma sát và nhiệt.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định không cần lo lắng về bức xạ miễn là sử dụng lò vi sóng đúng cách. Bức xạ vi sóng hoàn toàn vô hại. Lò vi sóng sử dụng bức xạ điện từ tần số thấp, cùng loại được sử dụng trong bóng đèn và radio.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng chỉ ra rằng năng lượng bức xạ do vi sóng tạo ra chủ yếu ảnh hưởng đến độ ẩm của thực phẩm. Nó sẽ chuyển hóa thành năng lượng nhiệt thông qua sự "ma sát và sinh nhiệt" của các phân tử nước với nhau, không làm thực phẩm bị "phóng xạ" hoặc "bị nhiễm phóng xạ".

Mặc dù lò vi sóng nhìn chung rất an toàn nhưng có một số điều cần lưu ý khi nấu và hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng.

Làm nóng thức ăn bằng lò vi sóng có hại sức khỏe?- Ảnh 1.


5 lưu ý khi sử dụng lò vi sóng để an toàn sức khỏe

1. Không nên đun quá lâu

Việc này sẽ ảnh hưởng đến màu sắc, mùi thơm và mùi vị của món ăn. Thức ăn quá nóng sẽ mất nhiều độ ẩm, khiến nó bị khô. Ngoài ra, việc đun nóng quá giờ dẫn đến nhiệt độ quá cao, có thể làm thay đổi kết nối tự động giữa các phân tử, gây đột biến và khiến thực phẩm bị hư hỏng.

2. Không nên hâm nóng thực phẩm đựng trong đồ nhựa, túi nhựa

Quá trình gia nhiệt hộp nhựa hoặc bao bì sẽ khiến các chất phụ gia nhựa bị phân hủy và thấm vào thực phẩm. Nói chung, không nên hâm nóng hộp cơm trưa bằng nhựa, túi nhựa và các sản phẩm nhựa khác để đóng gói thực phẩm trong lò vi sóng. Nếu hộp đựng bị biến dạng và tan chảy, các chất độc hại sẽ thoát ra, làm ô nhiễm thực phẩm và gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Các vật liệu được các chuyên gia khuyên dùng bao gồm thủy tinh, gốm sứ, giấy và vật liệu nhựa chịu nhiệt độ cao đã được kiểm định.

3. Không sử dụng hộp kim loại

Vi sóng không thể xuyên qua hộp kim loại. Khi đun nóng trong lò vi sóng sẽ tạo ra tia lửa điện, không chỉ làm hỏng thân lò mà còn gây nổ. Đã từng có trường hợp hâm nóng chiếc bánh hamburger bọc giấy nhôm trong lò vi sóng thì bất ngờ phát nổ và bốc cháy. Tốt nhất nên sử dụng hộp đựng an toàn với lò vi sóng.

4. Chú ý đến vấn đề giải phóng khí

Nếu bạn sử dụng màng bọc thực phẩm trong quá trình hâm nóng, hãy nhớ để lại các lỗ thông gió hoặc dùng tăm chọc vài lỗ nhỏ trên màng bọc thực phẩm. Nếu bạn sử dụng hộp đựng thì không nên đóng chặt nắp vì nhiệt sinh ra khi đun nóng. thực phẩm đựng trong hộp kín không dễ thoát ra ngoài, khiến áp suất trong hộp đựng quá cao, dễ gây ra tai nạn nổ.

5. Thực phẩm không được cho vào lò vi sóng: thực phẩm còn nguyên vỏ, da, đóng gói kín

Các loại thực phẩm như trứng, hạt dẻ, nho và sữa hộp sẽ phát nổ khi hâm nóng trong lò vi sóng. Đặc biệt, trứng thường phát nổ sau khi cho vào lò vi sóng.

Nguồn và ảnh: NDTV

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày