Top Box Office – Gương mặt thân quen
Hidden Figures – 20,4 triệu $ ~ 448,8 tỷ VNĐ
La La Land – 14,5 triệu $ ~ 319 tỷ VNĐ
Sing – 13,8 triệu $ ~ 303,6 tỷ VNĐ
Rogue One: A Star Wars Story – 13,7 triệu $ ~ 301 tỷ VNĐ
The Bye Bye Man - triệu $ ~ 13,3 triệu $ ~ 292,6 tỷ VNĐ
Patriots Day – 12 triệu $ ~ 264 tỷ VNĐ
Monster Trúcks – 10,5 triệu $ ~ 231 tỷ VNĐ
Sleepless – 8,4 triệu $ ~ 184,8 tỷ VNĐ
Underworld: Blood Wars – 5,8 triệu $ ~ 127,6 tỷ VNĐ
Passengers – 5,6 triệu $ ~ 123 tỷ VNĐ
Được giới phê bình hết lời khen ngợi, nhận được những điểm số cao chót vót trên Metacritic, IMDB, Rotten Tomaotes, bộ phim Hidden Figures đã vượt qua hàng loạt đối thủ khác để giữ vững ngôi vị đầu bảng xếp hạng Top Box Office.
Các "bậc trưởng lão" như Rogue One, Sing, cho tới các gương mặt mới như Sleepless, The Bye Bye Man hay chủ nhân của giải Quả cầu vàng – La La Land cũng không thể nào đuổi kịp Hidden Figures. Đây là trường hợp tương đối hiếm gặp vì bản thân đề tài, dàn diễn viên, thể loại của bộ phim vốn không dành cho số đông khán giả.
Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, Hidden Figures vẫn cực kỳ hút khách và chỉ giảm 10% lượng khán giả so với tuần trước. Qua 10 ngày phát hành, tác phẩm tâm lý này đã mang về cho hãng phát hành 20thCentury Fox 54,8 triệu $ (1205,6 tỷ VNĐ), tức hơn gấp đôi số vốn ban đầu bỏ ra. Doanh thu của Hidden Figures chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng trong các ngày tiếp theo.
Hiệu ứng Quả cầu vàng cũng đã đưa La La Land từ vị trí thứ năm của tuần trước nhẩy lên xếp thứ nhì trong tuần này. 7 giải, bao gồm giải phim xuất sắc nhất, là một cú hích mạnh vào thị trường, lôi kéo được một số lượng khán giả mới đi xem. Cách phát hành La La Land của hãng Lionsgate cũng giống với cách phát hành các tác phẩm chuyên nhắm vào giải thưởng trước đây. Họ tung bộ phim ra rất từ từ, hạn chế ở số lượng rạp nhất định để hiệu quả truyền miệng được lan dần dần. Đối với những phim có chất lượng nghệ thuật đỉnh cao, việc tung ra ào ạt chưa chắc đã mang lại hiệu quả mong muốn.
Với cách quảng bá / phát hành chậm mà chắc này, hiện La La Land đã bỏ túi 74 triệu $ (1628 tỷ VNĐ) riêng tại thị trường nội địa. Kinh phí sản xuất của phim khoảng 30 triệu $ (660 tỷ VNĐ) nên hãng phát hành LionsGate hiện có thể mở tiệc ăn mừng.
Vào dịp cuối tuần qua, thị trường Bắc Mỹ có tới ba gương mặt mới và cả ba đều lọt vào Top 10. Mang tiếng là lọt vào Top 10 nhưng The Bye Bye Man, Monter Trucks, Sleepless đều xếp ở nửa sau của bảng xếp hạng. Một điều vô cùng trớ trêu.
So với hai đối thủ còn lại, The Bye Bye Man ít ra còn gặt hái được thành công về mặt thương mại nhờ vào chêch lệch doanh thu và kinh phí thực hiện Do chỉ phải bỏ ra 7,4 triệu $ (95 tỷ VNĐ) để hoàn thành bộ phim nên các nhà sản xuất của The Bye Bye Man đã hoàn vốn và có lãi. Qua ba ngày công chiếu, bộ phim thu về 13,3 triệu $ (292,6 tỷ VNĐ).
Đây cũng là điều đặc trưng của thể loại phim kinh dị. Gần như cứ sản xuất phim kinh dị kinh phí thấp là có lãi. Một hình thức ăn xổi dễ dàng mà hãng nào cũng có thể áp dụng. Chất lượng của The Bye Bye Man theo đánh giá của giới phê bình lẫn khán giả đại chúng thì vô cùng tệ hại. Rating trên IMDB lẫn Rotten Tomatoes đều chỉ đạt mức dưới trung bình.
The Bye Bye Man đã tệ, Sleepless với sự góp mặt của diễn viên da mầu Jamie Foxx, thậm chí còn tệ hại hơn. Bộ phim nhận được những điểm số thực sự quá bẽ bàng: 28 điểm Metascore, 5,5 trên IMDB, 11% điểm Tomatoemeter. Một dấu ấn đáng quên đối với Jamie Foxx. Không có gì ngạc nhiên khi Sleepless chỉ về đích ở vị trí thứ 8 trong Top 10 với khoản doanh thu vỏn vẹn 8,4 triệu $ (184,8 tỷ VNĐ).
Vào thứ sáu tới đây, chúng ta sẽ được chứng kiến cuộc đối đầu tay đối khá thú vị giữa hai dòng phim mainstream của đại gia Universal (phim kinh dị Split) cùng Paramout (tác phẩm hành động xXx: The Return of Xander Cage) với dòng phim độc lập kinh phí thấp của hãng phát hành High Top Releasing (phim hài The Resurrection of Gavin Stone) và Weinstein Company (The Founder). Đáng chú ý nhất trong số này dĩ nhiên là xXx: The Return of Xander Cage. Đây là sự trở lại của nam diễn viên Vin Diesel trong vai Xander Cage sau quãng thời gian 15 năm.