Lý do kiwi được mệnh danh là “siêu trái cây” bởi tuy kích thước không lớn nhưng nó chứa rất nhiều dinh dưỡng. Loại quả này chứa đa dạng các loại vitamin như E, A, C, B1, B2, B6, B12… Trong đó nổi bật là vitamin C với nhiều lợi ích sức khỏe, làm đẹp, chống oxy hóa. Chỉ cần 1 quả kiwi cỡ trung bình (100 - 120g) đủ cung cấp hơn 100% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày.
Lượng khoáng chất trong kiwi cũng rất đa dạng, có thể kể đến như sắt, kẽm, canxi, magie, mangan, kali, photpho, đồng, sodium… Đồng thời, kiwi cũng giàu các chất như folate, protein, chất xơ, nước… Ngoài vitamin C và vitamin E, siêu quả này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa khác như lutein và zeaxanthin.
Kiwi được mệnh danh là “siêu trái cây” vì vô cùng đa dạng dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
Nhờ vậy, kiwi mang lại nhiều năng lượng và lợi ích cho sức khỏe. Nổi bật như tốt cho tim mạch, giúp xương chắc khỏe, bảo vệ mắt, tốt cho hệ hô hấp, cải thiện tiêu hóa, tốt cho não bộ và giảm căng thẳng, chống ung thư, làm đẹp da và tóc…
Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để ăn hoặc ăn nhiều kiwi. Thậm chí, kết hợp thực phẩm sai còn làm giảm dinh dưỡng của kiwi, thậm chí gây ra các vấn đề sức khỏe.
Sau đây là 6 nhóm người cần cẩn trọng khi ăn, hoặc tốt nhất là không đưa kiwi vào thực đơn của mình:
Người gặp các vấn đề về lá lách, dạ dày
Nhóm người này thường lá lách và dạ dày kém nên không ăn được những thức ăn có tính lạnh mạnh và giàu axit trái cây. Vì vậy, nếu họ ăn trái kiwi sẽ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày, gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa và làm nặng thêm tình trạng viêm dạ dày, loét dạ dày, ợ chua, đau bụng, mệt mỏi, suy giảm chức năng lá lách… Tốt nhất là không nên ăn trái kiwi.
Người bị dị ứng, nhất là dị ứng mủ
Quả kiwi có chứa một số thành phần có thể gây dị ứng. Đối với những người bị dị ứng, sau khi ăn có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như đỏ da, sưng tấy, ngứa… thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, những người bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng mủ nên cố gắng tránh xa trái kiwi để tránh tai nạn không mong muốn.
Người bị suy thận, sỏi thận
Quả kiwi chứa nhiều ion kali, người bị suy thận bị suy giảm khả năng bài tiết ion kali. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng kali máu, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bị suy thận nên tránh ăn quả kiwi để tránh gây gánh nặng cho cơ thể. Kiwi cũng không phải lựa chọn tốt cho người sỏi thận,chúng chứa nhiều oxalate, có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận ở những người có tiền sử bệnh này.
Bệnh nhân tiểu đường
Mặc dù quả kiwi rất giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa một lượng đường khá lớn. Tiêu thụ quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên ăn ít hoặc tránh ăn kiwi để bảo vệ bản thân.
Dù ngon và bổ nhưng không phải ai cũng phù hợp với trái kiwi (Ảnh minh họa)
Người đang tiêu chảy, mắc chứng tiểu nhiều
Hệ tiêu hóa của những người dễ bị tiêu chảy không tốt, trái kiwi lại thúc đẩy quá trình tiêu hóa, vì vậy ăn trái kiwi sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Với hàm lượng nước lớn, có tác dụng lợi tiểu, ăn nhiều kiwi có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên. Điều này không có lợi cho bệnh nhân mắc chứng tiểu nhiều.
Phụ nữ mang thai và trẻ em
Cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai nhạy cảm hơn và khi tiêu thụ quá nhiều trái kiwi có thể gây khó chịu. Trong khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ, tiêu thụ quá nhiều trái kiwi có thể gây khó tiêu và các vấn đề khác. Vì vậy, bà bầu và trẻ em dưới 4 tuổi nên kiểm soát lượng trái kiwi ở mức độ vừa phải để tránh những tác dụng phụ cho cơ thể.
Lưu ý, chúng ta không kết hợp hoặc ăn kiwi ngay trước/sau 5 thực phẩm dưới đây:
- Hải sản: Hải sản rất giàu canxi và thành phần axit tannic trong quả kiwi có thể tạo ra các chất khó tiêu khi gặp canxi, ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa của chúng ta. Nhất là nếu kết hợp kiwi với cua thì càng không tốt.
- Dưa chuột: Dưa chuột chứa các enzyme phá hủy vitamin C trong thực phẩm. Do đó, để tránh làm mất vitamin C trong quả kiwi, không nên ăn cả hai cùng một lúc.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Hàm lượng protein và canxi có trong sữa rất cao. Vitamin C khi kết hợp với protein trong sữa, nhất là sữa bò sẽ kết tủa, không chỉ ảnh hưởng đến hấp thu mà còn khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu, đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, không nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa cùng lúc hoặc ngay trước/sau khi ăn kiwi.
Không phải ai cũng biết rằng kiwi không nên ăn chung với sữa, nhất là sữa bò (Ảnh minh họa)
- Gan động vật: Gan động vật rất giàu các ion kim loại như đồng và sắt. Những ion kim loại này có thể dễ dàng oxy hóa vitamin C trong quả kiwi, do đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó.
- Cà rốt: Kiwi rất giàu vitamin C, cà rốt có chứa thành phần phá hủy vitamin C trong kiwi, do đó, nếu ăn cả 2 cùng lúc sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng ban đầu.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This Not That