Khuyên thật bạn: Mê 4 loại trái cây này đến đâu mà có dạ dày yếu, đang mắc bệnh cũng phải “cấm cửa”

Ngọc Ái, Theo https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn 00:00 15/04/2025
Chia sẻ

Trái cây tốt nhưng không phải loại nào cũng “thân thiện” với dạ dày. Nhất là với những người có dạ dày yếu hoặc đang mắc bệnh.

Ông Triệu (Quảng Đông, Trung Quốc) ngoài 50 tuổi, mắc viêm dạ dày mãn tính nên vốn rất kiêng khem ăn uống. Gần đây, vì muốn giảm cân và bồi bổ sức khỏe, ông bắt đầu ăn nhiều loại trái cây cùng lúc. Ông cũng chọn những loại quả tươi không quá cứng, không quá chua nhưng không hiểu sao cứ đau bụng mãi không thôi. Cuối cùng, đi khám mới hay bệnh trở nặng vì ăn sai loại trái cây.

Thông qua trường hợp của ông Triệu, bác sĩ cũng nhắc nhở rằng dù trái cây cần thiết cho chế độ ăn uống cân bằng - lành mạnh nhưng không phải loại nào cũng “thân thiện” với dạ dày. Nhất là với những người có dạ dày yếu, đang mắc bệnh.

4 loại trái cây người dạ dày yếu, mắc bệnh dạ dày không nên ăn

Dưới đây là 4 loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng lại không hề thân thiện với dạ dày yếu. Nên ăn ít lại hoặc tốt nhất là không ăn vì có thể khiến bệnh tình trở nặng:

Táo gai

Khuyên thật bạn: Mê 4 loại trái cây này đến đâu mà có dạ dày yếu, đang mắc bệnh cũng phải “cấm cửa”- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Táo gai thường được dùng làm ô mai hoặc ăn trực tiếp vì có vị chua ngọt dễ chịu. Tuy nhiên, loại quả này lại chứa lượng lớn tannin và pectin. Khi vào dạ dày, hai chất này dễ kết hợp với axit dịch vị tạo thành chất kết tủa khó tiêu, có thể gây ra sỏi dạ dày. Người có dạ dày yếu sau khi ăn táo gai thường bị đầy hơi, đau quặn hoặc nặng hơn là loét và chảy máu dạ dày. Đặc biệt nếu ăn lúc đói, nguy cơ tổn thương niêm mạc càng cao.

Kiwi

Dù kiwi được ca ngợi là “vua vitamin C”, nhưng với người bị viêm loét dạ dày hay tiêu hóa kém, đây là loại quả nên tránh. Kiwi có tính lạnh và chứa nhiều axit tự nhiên. Khi ăn, nó kích thích niêm mạc dạ dày, thúc đẩy tiết axit dịch vị, dẫn đến ợ nóng, trào ngược. Không ít người sau khi ăn kiwi thường bị đau bụng âm ỉ hoặc tiêu chảy, nhất là vào sáng sớm hoặc khi bụng rỗng.

Hồng

Quả hồng tuy ngọt và hấp dẫn nhưng lại chứa hàm lượng cao axit tannic. Ăn hồng, nhất là khi bụng rỗng sẽ làm axit tannic kết hợp với protein và axit dịch vị trong dạ dày tạo thành khối kết dính. Những khối này lâu ngày sẽ tích tụ, hình thành sỏi dạ dày. Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm buồn nôn, đau bụng dữ dội và nôn khan. Đặc biệt với người lớn tuổi hoặc người đã có tiền sử viêm loét dạ dày, tác động của quả hồng càng nghiêm trọng.

Chanh

Chanh tươi có nhiều công dụng, từ giải nhiệt đến hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da. Tuy nhiên, axit citric trong chanh có tính ăn mòn mạnh. Khi đi vào cơ thể, nó có thể kích thích lớp niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết axit dịch vị, gây viêm hoặc khiến triệu chứng trào ngược trở nên dữ dội hơn. Người bị đau dạ dày nếu uống nước chanh khi đói hoặc dùng quá thường xuyên sẽ dễ cảm thấy nóng rát vùng thượng vị, buồn nôn hoặc đau quặn sau bữa ăn.

Khuyên thật bạn: Mê 4 loại trái cây này đến đâu mà có dạ dày yếu, đang mắc bệnh cũng phải “cấm cửa”- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Vậy người dạ dày yếu nên ăn trái cây gì?

Đương nhiên, người có dạ dày yếu hoặc mắc bệnh dạ dày vẫn cần ăn trái cây. Nhưng nên lựa chọn cho cẩn thận, ăn lượng nhỏ và không ăn khi đói, theo dõi phản ứng của cơ thể. Ngoài ra, có 3 loại trái cây tốt cho dạ dày nên ăn thường xuyên hơn như:

Chuối chín

Chuối chín mềm, dễ tiêu và có khả năng trung hòa axit dạ dày. Ngoài ra, chuối còn giàu pectin - một loại chất xơ hòa tan có thể giúp làm dịu đường ruột, giảm táo bón hoặc tiêu chảy nhẹ. Chuối cũng chứa nhiều kali, giúp duy trì cân bằng điện giải, đặc biệt hữu ích với người hay bị đầy hơi, chướng bụng.

Đu đủ chín

Đu đủ chứa enzyme papain có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa protein, giảm gánh nặng cho dạ dày. Đồng thời, đu đủ còn có tính mát, giúp làm dịu niêm mạc bị kích thích và hỗ trợ làm lành tổn thương ở dạ dày. Tuy nhiên nên ăn đu đủ chín mềm, tránh đu đủ xanh.

Táo, nhất là táo nấu chín

Khuyên thật bạn: Mê 4 loại trái cây này đến đâu mà có dạ dày yếu, đang mắc bệnh cũng phải “cấm cửa”- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Táo có chứa pectin giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa và làm dịu dạ dày. Với người dạ dày yếu, nên ăn táo đã được hấp hoặc nấu chín để giảm độ chua, dễ tiêu hơn và tránh kích ứng niêm mạc dạ dày.

Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày