Không phải kim chi, đây mới đích thị là "món ăn quốc dân" của người Hàn

Tsubaki, Theo Trí Thức Trẻ 21:58 06/01/2017

Rốt cuộc mì gói có gì ngon mà xem phim Hàn lúc cũng thấy người ta "xì xà xì xụp"?

Cả nền ẩm thực thu bé lại bằng một… gói mì

Nếu bạn là một fan của Kpop hoặc phim ảnh Hàn Quốc, sẽ không lạ gì với hình ảnh người Hàn sì sụp bên một nồi mì vừa to vừa cay. Mì là món ăn xuất hiện dày đặc trong các sản phẩm thông tin, nghệ thuật đại chúng tại Hàn Quốc, khẳng định vị trí số một của nó trong làng ẩm thực nước này. Có thể nói, không người Hàn nào mà không thích ăn mì cả!

Không phải kim chi, đây mới đích thị là món ăn quốc dân của người Hàn - Ảnh 1.

Hình ảnh mì gói xuất hiện trong bộ phim truyền hình nổi tiếng về ẩm thực - Let's eat.

Sự bành trướng của mì, đặc biệt là mì ăn liền, không chỉ giới hạn qua phim ảnh như chúng ta biết. Ở Hàn, nó là một nhu yếu phẩm hàng ngày. Tới mức người ta phải đặt những máy… bán mì tự động khắp nơi trên phố, trong sảnh khách sạn, người Hàn du lịch thì phải đem theo mì hoặc xông vào siêu thị tìm cho ra mì gói. Nó ăn sâu vào văn hóa sinh hoạt Hàn Quốc đến nỗi, để hỏi về hỉ sự, họ sẽ dùng câu: "Nào, bao giờ anh/chị cho chúng tôi ăn guksu (mì) đây?"

Không phải kim chi, đây mới đích thị là món ăn quốc dân của người Hàn - Ảnh 2.

Hình ảnh về một máy bán mì tự động tại Hàn. Bạn có thể mua gói về tự nấu, hoặc chọn chế độ nấu ngay tại chỗ.

Tại sao người Hàn thích ăn mì gói?

Có nhiều lí giải về truyền thống ưa chuộng mì của người Hàn. Nổi tiếng nhất là quan niệm do mùa đông ở Hàn kéo dài, lại quá lạnh, nên những món nóng như lẩu hoặc gần giống lẩu đều được ưa thích. Mì là một trong số đó. Kì thực, văn hóa truyền thống Hàn có nhiều loại mì sợi, miến, mì nóng, mì lạnh… nhưng phổ biến nhất hiện nay vẫn là ramyeon – tên gọi chung cho các loại mì gói, mì ly ăn liền. Lí do là bởi nó nhanh và tiện, phù hợp với nhịp sống đô thị ở Hàn. Ramyeon có rất nhiều vị nhưng hầu hết đều cay, quá hợp với nhu cầu vừa ăn vừa thổi vào mùa lạnh của người Hàn.

Không phải kim chi, đây mới đích thị là món ăn quốc dân của người Hàn - Ảnh 3.

Xuất hiện vào năm 1960, giai đoạn kinh tế Hàn khốn khó, mì gói càng được thế phát triển nhờ nó rẻ, nhanh, ngon và chắc bụng. Bước vào thời hiện đại, người ta vẫn duy trì sở thích ăn mì gói, đặc biệt là ở giới trẻ bận rộn. Hai cộng đồng tiêu thụ mì lớn nhất là học sinh sinh sinh viên trong các kì thi và các… game thủ, những người ít có thời gian cho một bữa ăn tử tế.

Người Hàn đã làm thế nào để mì gói đỡ chán và trở nên nổi tiếng?

Mì gói ngon thật, nhưng cảm giác ngày nào cũng ăn thì ngán đến tận cổ, thế nhưng người Hàn ăn nó hàng ngày, thậm chí ai nghiện có thể ăn… hàng bữa! Họ có rất nhiều cách biến tấu khiến mì gói trở nên thơm ngon hấp dẫn hơn. Mì gói Hàn có thể biến từ một món ăn no bụng thành món ăn vặt, hơn thế còn lan rộng ra các nước lân cận và trở thành trào lưu.

Có hai cách nấu mì gói là mì nước và mì khô, độ thú vị và ngon miệng tùy thuộc vào việc bỏ cái gì vào mì – và người Hàn có thể bỏ đủ thứ mà họ nghĩ ra. Từ những nguyên liệu thông thường như thịt hộp, xúc xích, giá đỗ đến là lạ một chút như cá cơm, sữa, phô mai, hoặc đắt tiền cỡ bào ngư. Gia vị cũng là một yếu tố rất quan trọng. Bản thân các loại ramyeon đã nổi tiếng bởi gói gia vị đậm chất Hàn, với vị cay và ngọt đặc trưng, nhưng người Hàn có thể nêm nếm thêm vị béo từ mayonnaise hoặc chua từ sốt cà. Cuối cùng, muốn ăn mì Hàn ngon thì không thể bỏ qua điều này: Ăn trong nồi. Người ta nấu mì vào những chiếc nồi nhỏ và sì sụp tại trận, đôi khi tận dụng… vung nồi để đựng mì. Họ cảm thấy ăn như thế ngon hơn, ấm cúng hơn và gợi lại cảm giác truyền thống xa xưa trong một món ăn liền.

Không phải kim chi, đây mới đích thị là món ăn quốc dân của người Hàn - Ảnh 4.

Mì gói "chuẩn Hàn" là phải nấu trong nồi kim loại nhỏ, mỗi người một nồi "xì sụp" mới ngon.


Sự đa dạng của các loại mì ngày nay cũng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Dù đây không phải là một thực phẩm tốt cho sức khỏe đi chăng nữa, nó cũng chả là gì so với sự yêu thích của người Hàn Quốc dành cho mì gói.

Tim Alper – nhà báo tự do sống tại Hàn Quốc.

Thói quen ăn mì của người Hàn quả thực không tốt, nhưng sự sáng tạo trong nấu nướng của họ lại rất đáng để học hỏi. Cùng nghía qua các cách biến hóa mì gói của người Hàn Quốc, giúp món này dễ ăn, có thêm dinh dưỡng và bớt nóng phần nào nhé!

Không phải kim chi, đây mới đích thị là món ăn quốc dân của người Hàn - Ảnh 6.

Cách dễ nhất để ăn mì gói kiểu Hàn là nấu chúng với một quả trứng lòng đào, thêm tí hành cắt nhỏ hoặc kim chi còn thừa trong tủ lạnh cho có chất xơ. Nghe thì dễ nhưng người Hàn cũng có bí quyết nấu mì riêng: Họ tin rằng nên nấu theo tỉ lệ 1 gói mì với 550cc nước là ngon nhất.



Không phải kim chi, đây mới đích thị là món ăn quốc dân của người Hàn - Ảnh 8.

Bạn có thể dễ dàng tìm loại sốt đậu đỏ (ssamjang) này ở các siêu thị Hàn Quốc. Chỉ 1 thìa sốt vào nồi mì sẽ đem lại vị ngọt đặc trưng của ẩm thực Hàn, biến món ăn có vị cầu kì và cao cấp hơn hẳn. Đôi khi người Hàn cũng dùng cả sốt miso của Nhật. Món này có thể ăn nước hoặc trộn khô đều ngon.


Không phải kim chi, đây mới đích thị là món ăn quốc dân của người Hàn - Ảnh 10.

Mì phô mai không chỉ tạo ra cơn sốt ở Hàn mà còn lan sang các nước lân cận. Chỉ thêm vài lát phô mai vào tô mì nóng, vị béo hòa cùng nước mì cay sẽ tạo ra một tổ hợp tuyệt vời. Người Hàn rất thích làm luôn một tô lẩu mì phô mai, ngoài 2 nguyên liệu chính trên thì còn cho tất tần tật những gì còn thừa trong tủ lạnh vào: kim chi, nấm, bánh gạo,…


Không phải kim chi, đây mới đích thị là món ăn quốc dân của người Hàn - Ảnh 12.

Một phiên bản khá nổi tiếng khác của ramyeon là mì trộn cay, lúc này mì nấu xong sẽ bỏ nước đi và dùng gói gia vị đi kèm để trộn đều. Món này thường cực kì cay, nhưng nó vẫn chả thấm vào đâu so với khẩu vị của người Hàn cả, họ có thể bỏ thêm tiêu, giấm, tương ớt hoặc ớt tươi khiến nó cay xé lưỡi.


Không phải kim chi, đây mới đích thị là món ăn quốc dân của người Hàn - Ảnh 14.

Thay vì dùng nước, đun sôi sữa và cho mì vào, món ăn sẽ có vị béo ngậy rất hợp mùa đông. Nghe thì có vẻ kì lạ nhưng giới trẻ Hàn cực chuộng món nay, nhất là lót dạ đêm khuya. Nếu sợ ngán, bạn có thể thay một phần sữa bằng nước lọc, nhưng nhớ là phải đun sôi mới bỏ vào nấu mì.