Không đi đám cưới đồng nghiệp và bạn bè, cô gái mua được chung cư 1,3 tỷ đồng với mức lương 12 triệu

Ngọc Linh, Theo Phụ nữ mới 20:31 01/11/2024
Chia sẻ

Cách tiết kiệm của cô gái này đang thu hút sự quan tâm, tranh cãi của cộng đồng mạng.

Hàng năm, cứ vào dịp cuối thu, hội những người đã đến tuổi dựng vợ gả chồng lại ôm trong lòng một nỗi niềm - không biết nên gọi là vui hay buồn, mang tên: “Chạy show đám cưới”. Mùa cưới mà, một tháng nhận 3-4-5 chiếc thiệp mời từ đồng nghiệp, bạn bè là chuyện bình thường.

Với những người thu nhập không cao mà nói, thiệp cưới cứ dồn dập đến tay là nỗi trăn trở rất lớn, âu cũng chỉ vì khoản tiền mừng.

Cách tiết kiệm gây tranh cãi: Không đi đám cưới của ai ngoài anh chị em ruột, kể cả bạn thân!

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, chia sẻ của một cô gái về vấn đề tiết kiệm, làm bùng nổ những tranh luận trái chiều. Với mức lương 12 triệu/tháng, cô cho biết bản thân đã mua được chung cư trị giá 1,3 tỷ đồng. Cách tiết kiệm chính là không đi đám cưới của bất kỳ ai, ngoài anh chị em ruột trong gia đình.

Không đi đám cưới đồng nghiệp và bạn bè, cô gái mua được chung cư 1,3 tỷ đồng với mức lương 12 triệu- Ảnh 1.

Nguyên văn chia sẻ của cô

Theo những gì cô kể, khi nhận được thiệp mời đám cưới của những người không phải là người thân, cô sẽ không đi và cũng không gửi tiền mừng. Cô cũng cho biết bản thân chỉ có duy nhất 1 người bạn thân, và người bạn thân cũng sắp cưới, nhưng cô cũng lăn tăn chuyện có nên tham dự hay không vì nhà bạn cách chỗ cô 50km. Vì là bạn thân nên dù không tham dự, cô vẫn sẽ gửi phong bì 500k mừng cưới bạn.

Chia sẻ quan điểm của bản thân, cô mong mọi người cho ý kiến để giải tỏa nỗi băn khoăn rằng có nên tham dự đám cưới của bạn thân hay không.

Trong phần bình luận của bài đăng, phần lớn mọi người đều không đồng tình với cách tiết kiệm của cô gái này.

Không đi đám cưới đồng nghiệp và bạn bè, cô gái mua được chung cư 1,3 tỷ đồng với mức lương 12 triệu- Ảnh 2.

Không ít người cho rằng cô đang… bịa chuyện để câu like chứ “người bình thường đâu ai sống thế?”

Không đi đám cưới đồng nghiệp và bạn bè, cô gái mua được chung cư 1,3 tỷ đồng với mức lương 12 triệu- Ảnh 3.

“Có những mối quan hệ, có tiền cũng không mua được”

Không đi đám cưới đồng nghiệp và bạn bè, cô gái mua được chung cư 1,3 tỷ đồng với mức lương 12 triệu- Ảnh 4.

Tuy nhiên, cũng có người đồng quan điểm với việc không phải ai mời cưới cũng đi, để tiết kiệm tiền

Tựu trung lại, phần lớn mọi người đều cho rằng đi ăn cưới có chọn lọc là đúng, nhưng chọn lọc đến mức không tham dự đám cưới của bất kỳ ai ngoài anh chị em ruột trong nhà, thì có phần cực đoan quá.

Suy cho cùng, tham dự đám cưới, chúc phúc cho người khác cũng là một cách để tạo dựng mối quan hệ. Và đúng là càng lớn, càng trưởng thành, người ta sẽ càng thấm thía tầm quan trọng của những mối quan hệ chất lượng, có tiền cũng chưa chắc “mua” được một người bạn thân.

Tham dự tiệc cưới thế nào cho tiết kiệm?

Để không bị động trong vấn đề chuẩn bị tiền mừng cưới, bạn có thể áp dụng 2 cách dưới đây.

1 - Xây dựng quỹ phát triển mối quan hệ

Chúng ta đã nói nhiều tới quỹ dự phòng, quỹ hưởng thụ, hay quỹ đầu tư cho bản thân; nhưng lại ít khi đề cập tới quỹ phát triển mối quan hệ. Đi đám cưới hay cà phê, ăn uống cùng bạn bè, đối tác,... đều cần đến tiền. Mục đích này hoàn toàn chính đáng, bởi thế, việc xây dựng quỹ phát triển mối quan hệ cũng không có gì sai trái.

Không đi đám cưới đồng nghiệp và bạn bè, cô gái mua được chung cư 1,3 tỷ đồng với mức lương 12 triệu- Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Tùy vào tình hình tài chính cũng như đặc thù công việc, mà bạn có thể cân nhắc trích 5% thu nhập mỗi tháng để xây dựng quỹ phát triển mối quan hệ; hoặc nếu không, mỗi tháng dành cố định 1 triệu - Con số không quá lớn nhưng có lẽ cũng là vừa đủ để xây dựng và duy trì những mối quan hệ thân thiết, mà không làm ảnh hưởng quá nhiều tới các nhu cầu chi tiêu khác.

2 - Xây dựng quỹ dự phòng

Về bản chất, quỹ dự phòng chính là khoản tiền dùng để trang trải các vấn đề phát sinh như không may ốm đau, giảm hoặc mất thu nhập,...

Nếu bản thân không có quá nhiều bạn bè và cũng không có nhu cầu “làm bạn với mọi nhà”, bạn có thể cân nhắc xây dựng quỹ dự phòng bằng cách trích 10% thu nhập hàng tháng và duy trì việc này đều đặn mỗi tháng. Mỗi khi nhận được thiệp mời cưới, bạn có thể trích tiền từ quỹ dự phòng để làm tiền mừng, vậy là vừa đỡ phải lo chuyện thiếu tiền ăn hay tiền sinh hoạt vì đi đám cưới, vừa không là sứt mẻ mối quan hệ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày