Không chỉ có giá trị nghệ thuật, 6 bức tranh này còn hé lộ sự thật đáng kinh ngạc về thế giới ngày xưa

Vân Anh, Theo Helino 08:11 02/11/2019
Chia sẻ

Những bức tranh cổ xưa là nguồn tư liệu quý để khoa học khám phá vô vàn bí ẩn bị lớp bụi thời gian che mờ. Ví dụ như món pasta vốn được giới quý tộc ăn bốc hay danh họa Vinci tài năng là nhờ... tật mắt lác.

Những bức họa cổ có thể ẩn chứa một thông điệp nào đó hoặc miêu tả một số đặc điểm từ thời xa xưa. Đây là lý do tại sao các chuyên gia về nghệ thuật thường tìm kiếm bằng chứng và dành hàng giờ để giải mã các bức tranh nổi tiếng.

6. Bức khắc họa đầu tiên trong hang đá được vẽ bởi phụ nữ

Không chỉ có giá trị nghệ thuật, 6 bức tranh này còn hé lộ sự thật đáng kinh ngạc về thế giới ngày xưa - Ảnh 1.

Bằng cách nghiên cứu các hang động nơi người cổ đại sống, các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng những nghệ sĩ đầu tiên chính là phụ nữ. Điều này được căn cứ trên dấu ấn của ngón tay và lòng bàn tay, cũng như phong cách vẽ trong mối tương quan với tỷ lệ bàn tay. Chỉ có khoảng 1/4 bản vẽ được thực hiện bởi đàn ông.

5. Các nghệ sĩ thời Trung cổ chỉ có thể vẽ được những con vật khi đã tận mắt nhìn thấy nó

Người ta tin rằng sự xuất hiện kỳ ​​lạ của một số động vật là do các nghệ sĩ tưởng tượng nên. Nhưng sau khi nghiên cứu về những truyện ngụ ngôn thú vật thời Trung cổ, các chuyên gia nhận ra rằng trong một số trường hợp, các nghệ sĩ sẽ vẽ tranh dựa vào những lời mô tả về các loài động vật nếu họ không có cơ hội nhìn thấy chúng tận mắt. Đây là lý do tại sao thật dễ dàng để vẽ một con chim ưng, nhưng lại không đơn giản để vẽ một con cá sấu khi mà họ chưa từng thấy nó xuất hiện ở châu Âu.

Không chỉ có giá trị nghệ thuật, 6 bức tranh này còn hé lộ sự thật đáng kinh ngạc về thế giới ngày xưa - Ảnh 2.

Tranh vẽ chim ưng và cá sấu

Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn bởi vì mọi người không biết nhiều về động vật hoang dã. Sự thiếu hiểu biết này thường dẫn đến tình trạng lẫn lộn, những loài vật xuất hiện trong tranh đều ít nhiều mang màu sắc hư cấu.

4. Vào thế kỉ 18, tất cả đàn ông quý tộc ở Nga đều trang điểm

Không chỉ có giá trị nghệ thuật, 6 bức tranh này còn hé lộ sự thật đáng kinh ngạc về thế giới ngày xưa - Ảnh 3.

Dựa vào tranh vẽ ở Nga khoảng thế kỷ 18, có thể phần nào chứng minh rằng trang điểm đã trở thành một nghệ thuật thực sự mà ngay cả đàn ông cũng quan tâm.

Họ rất cẩn trọng với các loại phấn mà mình sử dụng, quan tâm chuyện dưỡng ẩm cho môi và bôi rất nhiều bột lên tóc giả. Phần phấn thừa được lấy ra khỏi mặt bằng một con dao đặc biệt. Và để phục hồi làn da sau khi sử dụng các mỹ phẩm trang điểm, họ sẽ sử dụng các loại kem dưỡng được đặc chế.

3. Pasta vốn là thức ăn của giới quý tộc và từng được... ăn bốc

Không chỉ có giá trị nghệ thuật, 6 bức tranh này còn hé lộ sự thật đáng kinh ngạc về thế giới ngày xưa - Ảnh 4.

Ban đầu, món pasta (mì ống) chỉ được phục vụ trong nhà của những người giàu có vì công thức nấu không đơn giản cho lắm. Bột được làm từ bột mì, sữa dê và lòng đỏ trứng gà. Sợi mì được kéo thành tấm và cắt thành dải mỏng.

Mì khô được đun sôi trong nước nóng, vớt ra để ráo và sau đó phủ lên một lớp phô mai xay. Món pasta sau đó được thêm quế, dầu ăn và một chút phô mai Provatura trông giống như loại phô mai mozzarella. Sau đó, mì được phun một ít nước màu hồng và cho vào lò nướng trong 30 phút.

Vào thế kỷ 17, các nhà máy sản xuất mì ống bắt đầu mở cửa, khiến giá thành món ăn trở nên phải chăng hơn. Người ta cũng dần dần ăn mì với nước sốt cà chua dân dã. Thế nhưng truyền thống ăn mì bằng tay vẫn không hề mất đi: mì ống được trộn với nước sốt và sau đó dùng tay cho ngay vào miệng.

2. Leonardo da Vinci bị lác mắt, khiến ông phải liên tục chuyển đổi nhận thức giữa không gian 2 chiều và 3 chiều

Không chỉ có giá trị nghệ thuật, 6 bức tranh này còn hé lộ sự thật đáng kinh ngạc về thế giới ngày xưa - Ảnh 5.

Sau khi nghiên cứu các bức tranh tự họa của Leonardo da Vinci, nhà thần kinh học Christopher Tyler đi đến kết luận rằng bậc thầy hội hoạ có một... đôi mắt lác. Vì sự rối loạn này, Leonardo da Vinci có thể chuyển đổi giữa nhận thức không gian 2 chiều và 3 chiều bằng cách căng cơ mắt. Đây cũng chính là nguyên nhân giúp ông có thể vẽ những bức tranh chân thực vô cùng.

Thông thường, để đạt được hiệu ứng này, các nghệ sĩ có tầm nhìn bình thường sẽ nhắm một mắt và sau đó vẽ một cái gì đó có chiều sâu trên bề mặt trơn.

1. Theo lễ nghi, ngực của phụ nữ được vẽ tách rời so với cơ thể

Không chỉ có giá trị nghệ thuật, 6 bức tranh này còn hé lộ sự thật đáng kinh ngạc về thế giới ngày xưa - Ảnh 7.

Truyền thuyết kể lại rằng, nàng Agatha, 15 tuổi, xuất thân từ một gia đình giàu có, đã thề độc thân và quyết định hiến dâng cuộc đời mình cho Thượng đế. Đây là lý do tại sao cô gái không đồng ý khi người đứng đầu thành phố muốn kết hôn với nàng. Và rồi, người đàn ông kia đã quyết định trả đũa. Nàng Agatha bị quấy rối và mất đi cả bộ ngực. Sau đó, Sứ đồ Peter xuất hiện trong nhà tù nơi cô gái bị giam giữ và chữa lành vết thương cho nàng.

Theo truyền thống của hình tượng học, Thánh Agatha được vẽ có mặc trang phục trên người (như một biểu tượng cho việc nàng được chữa lành bệnh) nhưng nàng lại giữ bộ ngực của chính mình trên một cái đĩa.

Ngoài ra, để tưởng nhớ truyền thuyết này, vào ngày Thánh Agatha, người dân ở Sicily (Ý) thường làm những món tráng miệng truyền thống với hình dạng trông giống như ngực phụ nữ.

(Theo Brightside)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày