Khám đau họng ra ung thư dạ dày giai đoạn cuối, người đàn ông tức giận ném 2 “thủ phạm” trong bếp ra đường

Ngọc Ái, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 00:00 07/02/2025
Chia sẻ

Luôn nghĩ mình bị đau họng vì nói nhiều và trời trở lạnh, ông Trần (Trung Quốc) sốc nặng khi biết đó là dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Ông Trần 63 tuổi, sống tại Đài Trung, Đài Loan, Trung Quốc. Là một giáo viên đã về hưu, ông luôn cho rằng những khó chịu ở cổ họng của mình liên quan tới đặc thù nghề nghiệp phải nói nhiều. Hơn một tháng trở lại đây, những cơn đau này trở nên nghiêm trọng hơn nhưng ông Trần lại nghĩ do trời trở lạnh. Cho đến khi uống nước cũng gặp khó khăn, sụt cân nhiều vì khó ăn uống ông mới chịu đi khám.

Phó giám đốc Bệnh viện Từ Tế Đài Trung (Đài Loan, Trung Quốc) kiêm bác sĩ phẫu thuật Yu Zhengzhan kể lại, lúc đầu ông Trần tới khoa Tai mũi họng khám. Tuy nhiên, bác sĩ nhận ra bất thường và chuyển ông tới Khoa Tiêu hóa.  Tại đây, cảm giác khó nuốt mà ông tưởng rằng đau họng vì bệnh nghề nghiệp và thời tiết được phát hiện là triệu chứng ung thư dạ dày cuối giai đoạn 4. Tức là giai đoạn cuối khi khối u di căn nhiều nơi và tiên lượng rất tệ.

Khám đau họng ra ung thư dạ dày giai đoạn cuối, người đàn ông tức giận ném 2 “thủ phạm” trong bếp ra đường- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau khi nhận tin, ông Trần sốc nặng. Lúc đầu, ông một mực không tin, cho rằng bệnh viện chẩn đoán nhầm. Sau khi được được đích thân bác sĩ Yu Zhengzhan giải thích, ông mới òa khóc chấp nhận và ngay lập tức trở về nhà làm một việc không ai ngờ tới. Đó là ném hết số muối cùng các hũ đựng rau củ muối cua trong bếp ra ngoài đường. Hóa ra, đó chính là 2 thủ phạm gây ra căn bệnh hiểm nghèo cho ông Trần.

Tại sao ăn quá nhiều muối và rau củ muối chua gây ung thư dạ dày?

Theo bác sĩ Yu Zhengzhan chế độ ăn chứa nhiều muối là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Trong khi đó, cả gia đình đều nói rằng ông Trần có khẩu vị rất nặng, ăn rất mặn. Đến mức bữa cơm nào cũng để lọ muối ở bên, tự nêm thêm vào bát của mình.

“Lượng muối 1 ngày ở người trưởng thành được WHO khuyến nghị là dưới 5g. Ăn thừa muối làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét kéo dài và tăng nguy cơ ung thư. Muối kích thích sản sinh các gốc tự do, thúc đẩy quá trình đột biến tế bào. Ngoài ra, môi trường nhiều muối tạo điều kiện cho vi khuẩn Helicobacter pylori phát triển, làm tăng nguy cơ ung thư. Thói quen ăn mặn cũng thúc đẩy hình thành hợp chất nitrosamine - một chất gây ung thư mạnh.

Bệnh nhân còn rất mê ăn rau củ muối, thường là muối xổi. Trong khi ăn nhiều rau củ muối chua - đặc biệt là muối xổi - làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do chứa nitrosamine. Quá trình lên men chưa hoàn chỉnh khiến rau củ còn nhiều nitrit, khi vào dạ dày sẽ kết hợp với amin tạo nitrosamine. Môi trường axit cao từ dưa muối kích thích niêm mạc dạ dày, gây viêm loét kéo dài và tổn thương tế bào. Ngoài ra, rau muối xổi có thể chứa vi khuẩn và nấm mốc độc hại, làm tăng nguy cơ ung thư. Ăn thường xuyên còn làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, suy giảm sức đề kháng dạ dày” - bác sĩ Yu nói.

Khám đau họng ra ung thư dạ dày giai đoạn cuối, người đàn ông tức giận ném 2 “thủ phạm” trong bếp ra đường- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cảnh giác với các triệu chứng ung thư dạ dày

Nói về triệu chứng khó nuốt của ông Trần, bác sĩ Yu cho biết: “Ung thư dạ dày giai đoạn muộn gây khó nuốt do khối u phát triển lớn, chèn ép hoặc làm hẹp thực quản và tâm vị. Sự tắc nghẽn này cản trở thức ăn đi xuống dạ dày, khiến người bệnh nuốt đau và khó khăn. Ngoài ra, viêm loét niêm mạc do ung thư làm tăng cảm giác đau rát khi ăn. Suy giảm chức năng vận động dạ dày cũng góp phần gây triệu chứng này”.

Ngoài khó nuốt, ung thư dạ dày còn có nhiều triệu chứng khác được bác sĩ Yu nhắc nhở nên chú ý như:

- Đau thượng vị: Cơn đau âm ỉ, bỏng rát hoặc tức nặng vùng bụng trên.

- Buồn nôn, nôn: Đặc biệt sau khi ăn, có thể kèm nôn ra máu nếu bệnh tiến triển nặng.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Cơ thể suy nhược do chán ăn và hấp thu kém.

- Đầy hơi, chướng bụng, nhanh no: Cảm giác khó chịu ngay cả khi ăn rất ít.

- Phân đen hoặc có máu: Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa do tổn thương niêm mạc dạ dày.

- Thiếu máu, mệt mỏi kéo dài: Do xuất huyết dai dẳng hoặc suy giảm hấp thu dinh dưỡng.

- Hơi thở có mùi hôi, ợ chua kéo dài: Liên quan đến trào ngược dịch vị và thức ăn ứ đọng trong dạ dày

Việc phát hiện sớm là chìa khóa để tăng hiệu quả điều trị. Do đó, khi có những triệu chứng trên, hãy đi khám ngay!

Nguồn và ảnh: EToday, Family Doctor

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày