Jeff Bezos, người sở hữu tờ Washington Post hồi 6/2021, đã từ chức Giám đốc điều hành Amazon vào đầu năm nay, cho biết: "Kể từ khi tôi 5 tuổi, tôi đã mơ ước được du hành vào vũ trụ. Vào ngày 20/7 - Tròn 52 năm Neil Armstrong và đồng đội lên Mặt Trăng - tôi sẽ thực hiện cuộc hành trình đó với em trai của tôi. Đó sẽ là cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất, với người em thân thiết nhất của tôi!".
Tỷ phú sáng lập Amazon - Jeff Bezos bay lên vũ trụ vào khoảng 9 giờ sáng ngày 20/7 giờ Mỹ (khoảng 20h cùng ngày giờ Việt Nam). Đi cùng ông còn có em trai Mark Bezos, nữ phi hành gia 82 tuổi Wally Funk và sinh viên người Hà Lan Oliver Daemon.
Phi hành đoàn New Shepard trả lời phỏng vấn trên CNN. Ảnh từ trái sang: Oliver Daemon - Wally Funk - Jeff Bezos - Mark Bezos (Ảnh: CNN)
Trên chương trình "This Morning" của đài CBS (Mỹ), ông hào hứng nói rằng: Tôi rất phấn khích và chẳng hề cảm thấy lo lắng. Con tàu vũ trụ New Shepard đã sẵn sàng. Cả phi hành đoàn cũng đã sẵn sàng!".
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN, người giàu nhất thế giới cho biết: Một số bạn bè tôi khuyên tôi không nên thực hiện chuyến bay chở người đầu tiên của New Shepard. Dẫu vậy, tôi vẫn tin tưởng con tàu trang bị động cơ tên lửa siêu thanh này.
TẦM NHÌN HƠN NGƯỜI CỦA JEFF BEZOS
Khi được hỏi ông nghĩ gì về những lời chỉ trích rằng chuyến bay lên vũ trụ của tỷ phú Jeff Bezos đang thể hiện thái quá "thú vui" của một người giàu thay vì tập trung cho các vấn đề trên Trái Đất (đại dịch, ô nhiễm môi trường, đói nghèo...), ông nói:
"Những người chỉ trích ấy 'phần lớn là đúng'. Nhưng chúng ta phải làm cả hai bởi vì chúng ta có rất nhiều vấn đề ở đây, bây giờ ngay trên Trái Đất và chúng ta cần giải quyết những vấn đề đó - Song song, chúng ta cũng cần nhìn về tương lai, và thực tế cho thấy chúng ta đã luôn làm điều đó với tư cách là một loài văn minh. Chúng ta phải làm cả hai điều đó".
Jeff Bezos, người đã vạch ra một tầm nhìn nơi tất cả các ngành công nghiệp gây ô nhiễm được chuyển đến các hành tinh khác và Trái Đất trở thành "khu dân cư" thuần túy, cho biết thêm rằng sứ mệnh này nhằm "xây dựng một con đường lên vũ trụ cho các thế hệ tiếp theo". "New Shepard mới chỉ là bước khởi đầu. Bởi vì Blue Origin là một công ty không chỉ chế tạo các phương tiện không gian, mà còn đang xây dựng một thế hệ không gian. Blue Origin đang giải quyết các khối xây dựng nền tảng, công nghệ, con người, quy trình và cơ sở hạ tầng để thực sự giảm chi phí tiếp cận không gian và tạo ra một tương lai gần, nơi mọi người sống và làm việc trong không gian vì lợi ích của Trái Đất" - Giám đốc điều hành Blue Origin là Bob Smith nói.
CEO của Amazon hy vọng chuyến bay cũng sẽ đánh dấu việc hiện thực hóa giấc mơ bay lên vũ trụ ấp ủ từ lâu của nhà tài phiệt 57 tuổi.
"Anh Jeff Bezos thành lập Amazon chỉ để có đủ tiền đầu tư cho công ty Blue Origin của mình. Anh ấy đã bị hấp dẫn bởi ý tưởng bay vào không gian vũ trụ khi Mỹ đưa người đặt chân đầu tiên lên Mặt Trăng năm 1969" - Ursula Werner, bạn học thời trung học của vị tỷ phú cho biết.
Chuyến bay kéo dài 10-11 phút này không phải là sự kiện lần đầu tiên một tỷ phú rời hành tinh trên một con tàu vũ trụ do chính mình làm ra. Nhà tài phiệt người Anh, tỷ phú Sir Richard Branson cũng đã đạt được thành tích đó vào ngày 11/7 trên chiếc máy bay tên lửa Virgin Galactic VSS Unity của mình.
Tuy nhiên, chuyến bay của tỷ phú Jeff Bezos sẽ đưa ông và phi hành đoàn bay cao hơn (ở độ cao 106km) so với chuyến bay của tỷ phú Anh Branson (ở độ cao 88 km). Cả hai chuyến bay sẽ đưa phi hành đoàn trải nghiệm cảm giác không trọng lực trong 3 phút.
Bài viết sử dụng nguồn: The Guardian, DM