HOT14: Bảng xếp hạng tiệm cận chuẩn quốc tế mà vẫn phản ánh thói quen nghe nhạc của người Việt

Nhật Nguyên, Theo Trí Thức Trẻ 16:00 12/09/2020
Chia sẻ

HOT14 hiện đang sở hữu những gì để có thể là một BXH tiệm cận chuẩn quốc tế nhưng vẫn phù hợp với thói quen nghe nhạc của người Việt?

Khái niệm về một BXH âm nhạc đã tồn tại nhiều năm qua ở Việt Nam, từ kỉ nguyên radio dần chuyển sang các website nghe nhạc trực tuyến để rồi tiến vào thời đại streaming hiện nay, đã xuất hiện không ít các BXH âm nhạc với mục đích phản ánh thị hiếu nghe nhạc thực sự của khán giả Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam liên tục biến đổi, nhu cầu của khán giả vẫn tiếp tục cần thêm BXH có thể bao quát thị trường một cách khách quan và phản ánh mức độ đại chúng của một ca khúc.

HOT14 ra đời, với ước muốn mang đến một BXH của người Việt với tiêu chí tiệm cận chuẩn quốc tế. Với những điểm khác biệt chưa từng có trước đây tại Việt Nam, hi vọng sẽ giúp người Việt giải toả “cơn khát” về một BXH âm nhạc thực thụ, chuyên nghiệp, khách quan và góp phần đưa nền âm nhạc Việt Nam cùng đi lên.

HOT14: Bảng xếp hạng tiệm cận chuẩn quốc tế mà vẫn phản ánh thói quen nghe nhạc của người Việt - Ảnh 1.

Vậy, HOT14 hiện đang sở hữu những gì để có thể tự tin là một BXH tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn phù hợp với thói quen nghe nhạc của người Việt?

Một BXH đa nền tảng, thu thập số liệu từ các bên độc lập, nghiên cứu kĩ dựa trên thói quen nghe nhạc của người Việt

Thói quen nghe nhạc của người Việt Nam sau bao năm đa phần vẫn chuộng thói quen nghe nhạc miễn phí, khái niệm bỏ tiền ra để có thể thưởng thức âm nhạc vẫn còn khá xa lạ với rất đông bộ phận công chúng. Đó là sự thật và cũng là trở ngại lớn nhất khiến từ trước đến nay chúng ta vẫn chưa có một BXH lớn theo đúng chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, với kỉ nguyên streaming ngày càng phát triển, thói quen nghe nhạc văn minh đang dần hình thành ở nước ta với những tín hiệu tích cực. Khán giả (đặc biệt là giới trẻ 8x, 9x) đã không còn xa lạ gì với việc bỏ tiền ra để sử dụng các ứng dụng nghe nhạc chất lượng cao của quốc tế như Spotify, Apple Music và iTunes, tuy nhiên bộ phận này vẫn chưa chiếm đa số nhưng đang có sự tăng trưởng tích cực theo thời gian.

HOT14: Bảng xếp hạng tiệm cận chuẩn quốc tế mà vẫn phản ánh thói quen nghe nhạc của người Việt - Ảnh 2.

Một số BXH trước đây của Việt Nam ra đời nằm trong phạm vi các nền tảng âm nhạc trực tuyến, tất cả các ca khúc trong nước khi phát hành đều sẽ “cạnh tranh” với nhau dựa trên lượt nghe, lượt tương tác trên nền tảng đó. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, thị trường âm nhạc đang phân mảnh khi những bản hit sẽ chỉ có ở một vài nền tảng và không hề có mặt trên những nền tảng khác. 

HOT14: Bảng xếp hạng tiệm cận chuẩn quốc tế mà vẫn phản ánh thói quen nghe nhạc của người Việt - Ảnh 3.

HOT14 hoạt động thuần tuý với tính chất của một BXH và hợp tác với rất nhiều các đối tác gồm YouTube, Spotify làm đơn vị cung cấp dữ liệu, bên cạnh đó, với các đối tác về âm nhạc đồng hành rộng lớn, đa dạng: Warner Music, Believe Digital, 1989s Entertainment, Yeah1 eDigital, Sky Music, Yin Yang, ST.319 Entertainment, Hi Entertainment - những đơn vị sở hữu kho bài hát phong phú, đa dạng để cố gắng bao quát được gần như đầy đủ thị hiếu âm nhạc khác nhau, các tầng lớp khán giả khác nhau tại Việt Nam.

Các thành tố trong BXH được cân bằng và minh bạch, điều chỉnh dựa trên thói quen nghe nhạc của người Việt Nam

Cách tính điểm của HOT14 dựa trên 3 nền tảng chính: YouTube - Streaming - Voting. Để HOT14 ra đời, ekip đã nghiên cứu kĩ, tham khảo các tiêu chí của BXH quốc tế và vừa phải thấu hiểu thói quen nghe nhạc của đại bộ phận công chúng và kết quả chính là công thức tính điểm hiện tại.

YouTube chính là nền tảng nghe nhạc được nhiều khán giả sử dụng nhất hiện tại, lượt view của YouTube tuy không phản ánh toàn bộ về sức hút của ca khúc, nhưng vẫn là một bộ phận quan trọng. Lượt like và dislike cũng tạo nên sức ảnh hưởng đến ca khúc rất rõ ràng chứ không đơn thuần chỉ là lượt view.

Ở mảng chung streaming, HOT14 cập nhật số liệu điểm số của 3 nền tảng quốc tế và 1 nền tảng nội địa chính quy và được nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam hiện tại: Apple Music, Spotify, iTunes và Nhaccuatui. Nếu như ở YouTube, các nghệ sĩ phải “cạnh tranh” với rất nhiều thể loại và lĩnh vực khác thì ở các nền tảng kể trên, chỉ có duy nhất âm nhạc. Việc lấy số liệu từ cả 4 nền tảng âm nhạc quốc tế lẫn trong nước là một bước tiến tiên phong trong việc thống kê thành tích của một ca khúc.

Và cuối cùng ở mảng chung voting, HOT 14 tạo nên một sân chơi cho tất cả khán giả, nơi họ có thể gửi tiếng nói trực tiếp của mình vào BXH thông qua việc bầu chọn trực tiếp cho các ca khúc nằm trong BXH real-time, với sự giới hạn về số lượng bình chọn mỗi ngày, hướng đến sự công bằng để tất cả các ca khúc xứng đáng đều có cơ hội lọt vào BXH.

HOT14: Bảng xếp hạng tiệm cận chuẩn quốc tế mà vẫn phản ánh thói quen nghe nhạc của người Việt - Ảnh 4.

3 mảng YouTube - Streaming - Voting được nghiên cứu để có cách tính điểm công bằng, điều chỉnh theo thời gian dựa trên sự dịch chuyển về thói quen nghe nhạc của người Việt để kết quả cuối cùng phản ánh một cách khách quan nhất có thể.

Có thể nói, BXH HOT14 đã tham khảo có chọn lọc quy cách tính điểm của BXH Billboard Hot 100, BXH âm nhạc danh giá nhất thế giới. Billboard Hot 100 cũng có cách tính điểm đa nền tảng. Các nền tảng mà Billboard Hot 100 tính bao gồm: phiên bản vật lý (CD truyền thống), phiên bản điện tử (digital sales từ iTunes và các trang mua nhạc khác), lượt streaming (từ Apple Music, Spotify, Tidal,...), lượt phát radio (lấy từ các đài phát thanh),... rất đa dạng để có thể bao quát hết thói quen nghe nhạc của người Mỹ.

HOT14 tôn trọng thói quen nghe nhạc của người Việt Nam khi vẫn dành vị trí riêng cho YouTube vì đây chính là kênh tiếp cận nhạc Việt lớn nhất hiện tại và có lợi cho tất cả các ca khúc. Tuy nhiên, HOT14 vẫn tôn trọng tối đa các ứng dụng nghe nhạc có trả phí với nghệ sĩ được hưởng lợi trực tiếp. Tương đồng với Billboard, tuỳ theo khuynh hướng nghe nhạc của khán giả tại Việt Nam mà sẽ có sự điều chỉnh về công thức tính điểm một cách linh động để BXH thực sự "sống" theo thói quen nghe nhạc của khán giả khi thị trường có sự dịch chuyển.

Tất cả các thông số về thứ hạng, vị trí và thứ hạng đều được cập nhật công khai trên BXH HOT14 và được cập nhật theo hình thức real-time (thời gian thực) sau mỗi 30 phút. Chính vì thế, khán giả có thể theo dõi mọi thông số, thành tích một cách trực tiếp mà không cần phải chờ một quãng thời gian mới nhận được thông báo tổng kết. 

Giao diện đẹp mắt, thân thiện

Một điểm cộng không thể không nhắc đến về HOT14 chính là giao diện đẹp, dễ sử dụng. Bên cạnh đó, thông tin của ca khúc gồm ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, bản quyền tác phẩm và đơn vị phát hành nhạc đều được ghi rất rõ ràng, vừa thể hiện sự tôn trọng tối đa của ekip HOT14 với phía nghệ sĩ, vừa là thông tin chi tiết đến người xem để họ biết rõ hơn những cá nhân, đơn vị đứng sau ca khúc ấy.

HOT14: Bảng xếp hạng tiệm cận chuẩn quốc tế mà vẫn phản ánh thói quen nghe nhạc của người Việt - Ảnh 5.

Các thông số về thành tích của một ca khúc cũng được thể hiện rõ ràng, cập nhật liên tục số liệu view YouTube theo real-time, đồng thời thể hiện rõ thành tích - thứ hạng của ca khúc đó trên BXH kể từ khi sản phẩm xuất hiện. Như một cuộc chơi công bằng cho tất cả các nền tảng âm nhạc Việt Nam lẫn quốc tế, HOT14 cung cấp đường link dẫn đến tất cả nền tảng nghe nhạc có sở hữu ca khúc đó gồm iTunes, Apple Music, Spotify, YouTube và Nhaccuatui.

HOT14: Bảng xếp hạng tiệm cận chuẩn quốc tế mà vẫn phản ánh thói quen nghe nhạc của người Việt - Ảnh 6.

Mặc dù để có thể chạm đến ngưỡng quốc tế vẫn còn là một quãng đường tương đối xa, mà điều cần phải thay đổi trước nhất là thói quen tiêu thụ nhạc miễn phí của đa số khán giả Việt hiện tại, nhưng với sự chung tay ủng hộ của chính các nghệ sĩ, đơn vị phát hành âm nhạc và nhất là khán giả yêu nhạc Việt, cùng nhau, chúng ta có thể tạo nên một BXH chuyên nghiệp, cạnh tranh lành mạnh.

HOT14: Bảng xếp hạng tiệm cận chuẩn quốc tế mà vẫn phản ánh thói quen nghe nhạc của người Việt - Ảnh 7.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày