Nằm ở miền Nam nước Nga, hồ Goluboe lôi cuốn du khách bởi màu nước xanh biếc như ngọc quanh năm.
Nhưng ai ngờ rằng ẩn dưới làn nước kỳ ảo ấy là bao chuyện bí ẩn khiến ai nghe cũng không khỏi rùng mình.
Điều kỳ lạ của hồ nước được mệnh danh là đáng sợ nhất nước Nga
Với làn nước trong xanh quanh năm hồ Goluboe nằm trên dãy núi Caucasus, miền Nam nước Nga là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan.
Nhưng điều kì lạ là, hồ nước này luôn có màu xanh biếc như ngọc bích, bất kể trời hôm đó mưa hay nắng.
Người dân địa phương thời xưa tin rằng, đáy hồ được bao phủ bởi lazurite - 1 loại khoáng chất màu xanh lam nên nước hồ mới luôn xanh như vậy.
Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện nguyên nhân thật sự khiến nước hồ xanh quanh năm - đó là do khí Hydro sulfur (H2S) thoát ra từ đáy hồ, tạo cho nước hồ 1 mùi kì lạ đặc trưng.
Không những thế, giới chuyên gia cũng vô cùng ngạc nhiên khi biết nhiệt độ quanh năm của hồ Goluboe chỉ ở mức 9 độ C, không bao giờ đóng băng dù tiết trời có lạnh giá đến đâu đi nữa.
Do nằm trên dãy núi đá vôi nên cũng không có gì lạ khi các nhà khoa học đo được nồng độ đá vôi hòa tan trong nước hồ ở mức rất cao.
Khác biệt hẳn với vẻ ảm đạm phía mặt hồ, dưới đáy hồ tối đen là ẩn chứa 1 hang động chạy dài cùng 1 hệ sinh vật hoàn toàn khác biệt. Những tầng tảo sống dưới đáy hồ phát ra 1 thứ ánh sáng màu xanh khá kỳ lạ.
Tảo sống dưới đáy hồ phát ra ánh sáng màu xanh kỳ lạ.
Nghiên cứu về hang động dưới hồ, giới chuyên gia kết luận, chính dòng chảy nước đã hòa tan đá vôi và khoét một hang động rất dài chạy sâu, ẩn giấu phía dưới hồ Goluboe.
Chính vì chưa dò ra được nguồn nước cung cấp cho hồ, hay chưa xác định được độ sâu của hồ mà nhiều người quả quyết Goluboe là chiếc "hồ không đáy" đáng sợ nhất nước Nga.
... và thảm cảnh chết chóc ở "hồ không đáy" Goluboe
Chính vì muốn khám phá về hồ sâu bí ẩn này mà vào ngày 13/1/2012, một thợ lặn người Nga - Andrei Rodionov đã tử nạn.
Nguyên nhân cái chết của Rodionov vẫn còn gây tranh cãi khi có người cho rằng, ông đã bị thiếu oxy vì lặn quá sâu trong môi trường nồng độ cao đá vôi hòa tan.
Rất may, người cùng lặn với Rodionov - Martin Roboson đã được chăm sóc, hồi phục sau khi lặn xuống ở độ sâu 209m dưới đáy hồ.
Từ đó tới nay, vẫn chưa có thợ lặn nào khám phá được đáy hồ Goluboe ở độ sâu hơn thế. Với mong muốn khám phá bí ẩn thực sự ở "hồ không đáy" này mà dự án "Blue Lake Awareness Project" được phát động để thu hút các chuyên gia, người nghiên cứu cùng chung tay.
Nguồn: Scribol