Việc hiểu đúng về các loại thực phẩm mình tiêu thụ mỗi ngày có thể giúp bạn không còn lo lắng hay lăn tăn khi tiêu thụ chúng nữa.
Hiểu nhầm: Trứng bắc thảo có chứa kim loại nặng.
Sự thật: Trứng bắc thảo đã qua kiểm định không chứa kim loại nặng, nó là một nguồn cung cấp protein chất lượng cao.
Bác sĩ Trương Thế Hành tại Phòng khám Lianqing Trung Quốc cho hay: "Màu đen của trứng là do protein bị biến tính. Thành phần dinh dưỡng của nó tương tự như các loại trứng khác. Điểm khác biệt duy nhất là chất zeaxanthin dễ bị mất đi trong quá trình làm trứng bắc thảo".
Hiểu nhầm: Giàu phytoestrogen, tiêu thụ nhiều có thể gây ung thư phụ khoa.
Sự thật: Nội tiết tố thực vật khác với nội tiết tố động vật, việc tiêu thụ thường ít ảnh hưởng đến cơ thể người. Chất isoflavones trong đậu nành có lợi cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ đậu nành với lượng vừa phải có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Theo bác sĩ Từ Tú Viên, một chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Đài Bắc cho biết: "Trong chế độ ăn uống bình thường, hàm lượng phytoestrogen khi vào cơ thể người không ảnh hưởng trực tiếp lên các cơ quan. Vì thế, phytoestrogen không tác động nhiều vào việc gây ra u xơ".
Ngoài ra, isoflavones trong đậu nành cũng là một loại phytoestrogen. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ đậu nành vừa phải không những không làm tăng xác suất ung thư vú mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Hiệp hội Ung Thư Mỹ cũng xác nhận, việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú, tuyến tiền liệt và nội mạc tử cung.
Hiểu nhầm: Chứa acrylamide, gây ung thư nếu tiêu thụ nhiều.
Sự thật: Acrylamide chưa được xác nhận có thể gây ung thư cho con người. Trên thực tế, có rất ít người tiêu thụ một lượng lớn đường nâu mỗi ngày.
Tiến sĩ Khoa học Thực phẩm và là chuyên gia dinh dưỡng tại Trung Quốc bà Trần Hiểu Vy cho biết: "Thực phẩm chiên ngập dầu và nướng ở nhiệt độ cao có thể tạo ra chất acrylamide nhưng hàm lượng trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, thịt nướng nguy hiểm hơn nhiều vì nó tạo ra hàm lượng acrylamide cao hơn".
Protein trong thực phẩm và đường dưới nhiệt độ cao sẽ bị cháy sém và đổi màu, quá trình này có thể tạo ra acrylamide. Hiện tại acrylamide mới chỉ có bằng chứng gây ung thư trên động vật. Các nghiên cứu dịch tễ học vẫn chưa đủ để chứng minh nó là chất gây ung thư ở người.
Ngoài ra, không giống như đường trắng tinh luyện, đường nâu giữ lại nhiều khoáng chất vi lượng hơn, chẳng hạn như magiê và kali, những chất này giúp ổn định thần kinh. Các bác sĩ y học cổ truyền Trung Quốc thường khuyên phụ nữ bị đau bụng kinh uống đường nâu để làm dịu cơn đau.
Hiểu nhầm: Giá trị dinh dưỡng của gạo trắng không cao, tiêu thụ nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, không tốt cho người bị tiểu đường.
Sự thật: Gạo trắng vẫn còn chứa các chất dinh dưỡng khác như sắt, canxi, kali, phốt pho và vitamin nhóm B.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, gạo trắng có tác dụng nuôi dưỡng lá lách và dạ dày, bồi bổ tỳ vị.
Bác sĩ Vạn Phương ở Trung Quốc cho biết: "Bệnh nhân không nên ăn quá nhiều cơm trắng, cần tích cực tiêu thụ các loại thực phẩm như cá, trứng, sữa trước sau đó mới tới cơm. Đặc biệt cần chú ý tới cân nặng để kiểm soát lượng đường huyết".
Hiểu nhầm: Cũng giống như một số món ăn nhẹ, bỏng ngô được xem là thực phẩm không lành mạnh.
Sự thật: Nếu không thêm các nguyên liệu tạo mùi thơm và chất phụ gia, bỏng ngô là món ăn vặt tương đối lành mạnh. Điều này là do ngô rất giàu chất xơ, tinh bột kháng và giàu chất chống oxy hóa.
Hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa polyphenol trong bỏng ngô không thấp. Tinh bột kháng khác với tinh bột thông thường, nó là dạng tinh bột không được ruột hấp thụ nên sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho các lợi khuẩn phát triển. Khi đường ruột khỏe mạnh, điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác.
Nguồn: Aboluowang