Giải đáp tốc độ Internet "download phim chỉ trong 1 giây" của NASA: Sự thật có đúng như lời đồn?

Hà Thu, Theo Trí Thức Trẻ 11:26 18/03/2019
Chia sẻ

Đừng vội vàng tin vào ngay những lời nói hay cái nhìn đầu tiên, biết đâu có tới vài lớp filter đội lốt mà chúng ta chưa kịp nhận ra được...

NASA - Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ từ lâu đã là một cái tên nổi đình đám trên thế giới, không chỉ nhờ những thành tích mà còn cả công nghệ đầu tư và độ fame rất cao trong các bộ phim khoa học. Tạm gác những thứ cao siêu đó lại một bên, hẳn là nhiều người cũng đã từng nghe về một lời khẳng định thực sự sốc về họ: Tốc độ Internet ở NASA đạt mức 91 Gb/s.

Giải đáp tốc độ Internet download phim chỉ trong 1 giây của NASA: Sự thật có đúng như lời đồn? - Ảnh 1.

Chúng ta cùng thử làm một vài phép tính đơn giản. Trước tiên, hãy hiểu sự khác biệt giữa 2 đơn vị đo dung lượng GB (gigabyte) và Gb (gigabit): 1 GB = 8 Gb. Vì thế, kỷ lục 91 Gb/s của NASA có thể chuyển sang tương đương 11,375 GB/s.

Một bộ phim dài khoảng 2 tiếng Full HD hiện nay thường rơi vào tầm 10-20 GB, do đó, với tốc độ của NASA, chỉ cần 1-2 giây là có thể húp trọn những thước phim nét căng nóng hổi, nằm dài ở nhà cả ngày tránh mưa ăn bỏng ngô thư giãn. Nếu chán xem phim thì quả thực, mọi thứ chúng ta làm trên Internet cũng đều có thể được rút gọn thời gian chờ và trải nghiệm tuyệt hơn hàng trăm lần với tốc độ tải nhanh như vậy.

Sự thật có đúng như lời đồn?

Thực ra, ghi nhận về tốc độ 91 Gb/s của NASA đã có mặt từ vài năm trước, tới nay nhiều khả năng còn tăng lên nhờ vào tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, ngay ở thời điểm trước kia, một số lời giải thích đã được đưa ra để làm rõ khẳng định này, rằng nó không thực sự chuẩn xác 100% như cách chúng ta thường nghĩ.

Giải đáp tốc độ Internet download phim chỉ trong 1 giây của NASA: Sự thật có đúng như lời đồn? - Ảnh 2.

Rất nhiều bức ảnh chế hài hước đã được tạo ra sau khi con số trên được công bố.

Cụ thể, con số 91 Gb/s trên được NASA ghi lại từ việc truyền dữ liệu giữa 2 trạm máy tính riêng tại 2 cơ sở nghiên cứu của mình (tại Denver và Maryland, Mỹ), được thiết kế để làm thử nghiệm biệt lập. Do vậy, bối cảnh trên không hề bao gồm đầy đủ các yếu tố như một mạng Internet toàn cầu hoàn chỉnh.

Nói một cách dễ hiểu, nó gần giống như việc bạn kết nối 2 chiếc máy tính cá nhân có sẵn trong nhà vào chung một modem mạng, tạo thành một mạng cục bộ (LAN), sau đó chỉ đo tốc độ diễn ra giữa 2 chiếc máy này. Những đường truyền nội bộ kết nối các máy tính con của một trường học, công ty hay văn phòng với nhau có thể coi là ví dụ tương tự.

Sau tất cả, chúng ta hoàn toàn có thể nhận định nếu NASA kết nối máy tính của họ vào mạng Internet chung với cả thế giới rồi đo lại, nhiều khả năng thành tích cao nhất chưa chắc đã đủ tầm đạt tới con số khổng lồ như đã đề cập bên trên đâu!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày