Trong thời đại số, trẻ em không chỉ lớn lên với sách vở và trò chơi vận động, mà còn tiếp xúc sớm với mạng xã hội, video giải trí và những nội dung tràn lan trên YouTube, TikTok, Reels… Thời gian gần đây, một khái niệm ngày càng phổ biến, nhưng cũng gây lo ngại, là "vũ trụ Brainrot".
Cứ hiểu nôm na đây là tập hợp những nội dung ngắn, gây nghiện, màu sắc giật gân, tốc độ cao, thường đi kèm âm thanh, nhạc nền mạnh mẽ nhưng thiếu chiều sâu và giá trị giáo dục.
Và không khó hiểu khi những ông bố bà mẹ có chỉ số EQ cao - những người thấu hiểu cảm xúc, hành vi và sự phát triển tinh thần của trẻ thường nói "không" với việc để con mình chìm đắm trong loại nội dung này.
EQ (Emotional Quotient) là chỉ số cảm xúc, thể hiện khả năng hiểu và kiểm soát cảm xúc của bản thân, đồng thời đồng cảm với người khác.
Những bậc cha mẹ có EQ cao không chỉ biết yêu thương con đúng cách, mà còn ý thức rõ tác động tâm lý và cảm xúc của những gì con tiếp xúc mỗi ngày.
Họ hiểu rằng trẻ em không chỉ cần lớn về thể chất, mà còn phải phát triển cân bằng về trí tuệ cảm xúc và nhận thức xã hội.
Gây nghiện nội dung nhanh, khiến não "lười" vận động
Các video ngắn 5–10 giây, liên tục kích thích dopamine, khiến trẻ mất khả năng tập trung và khó kiên nhẫn với những điều cần suy nghĩ lâu dài.
EQ cao giúp cha mẹ nhận ra: không phải thứ gì khiến con cười cũng là thứ nên duy trì.
Ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc và hành vi
Trẻ em dễ bị kích động, học theo hành vi phản cảm, bắt chước ngôn ngữ tục tĩu, hoặc hình thành tư duy lệch chuẩn từ các video vô nghĩa, lố bịch vốn là đặc trưng của nội dung "brainrot".
Bố mẹ EQ cao không đơn thuần "cấm", mà giải thích cho con hiểu tại sao thứ đó không tốt cho cảm xúc và tư duy.
Những hình ảnh chắp nối này sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến tư duy hình ảnh của các bé.
Làm suy giảm khả năng tương tác xã hội và ngôn ngữ
Khi quá quen với nội dung "giật đùng đùng" và phi logic, trẻ sẽ khó khăn hơn trong việc giao tiếp thực tế, thiếu khả năng lắng nghe, suy nghĩ mạch lạc.
Đây chắn chắn là điều mà cha mẹ EQ cao đặc biệt chú ý từ sớm để tránh tình trạng con "lớn xác mà non dạ".
Không đơn thuần là "không cho xem", cha mẹ EQ cao biết định hướng và thay thế bằng những hoạt động giúp con vừa giải trí, vừa phát triển:
Đọc sách cùng con, kể chuyện với cảm xúc thật để con học được sự lắng nghe và thấu cảm.
Cho con xem những video giáo dục chậm rãi, kể chuyện cuộc sống một cách nhẹ nhàng, có lớp lang.
Tạo không gian vận động, chơi tự do để con cảm nhận được niềm vui thật sự đến từ trải nghiệm thực tế không phải màn hình.
Những tên gọi khó hiểu, không có nghĩa, phát âm rối ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ, nhất là với các bạn nhỏ đang ở độ tuổi tập nói.
Cha mẹ EQ cao không phải là những người hoàn hảo, mà là những người luôn có ý thức cảm xúc và hành vi của mình ảnh hưởng đến con cái như thế nào.
Họ chọn giới hạn những thứ làm xói mòn nhận thức như "vũ trụ Brainrot" không phải vì cổ hủ, mà vì họ hiểu rõ: trẻ em xứng đáng được bảo vệ khỏi những thứ khiến đầu óc ngắn ngủi và tâm hồn chai sạn. Và hơn hết, họ chọn đồng hành thay vì buông xuôi.