Thói đa tình của các thiên tài văn chương

Fourmis, Theo 00:00 01/02/2013

Người ta nói giới nghệ sĩ, giới văn chương thường đa tình vì họ sống thiên nhiều về cảm xúc. Sự thật thế nào.

Sidonie Gabrielle Colette (1873 – 1954)

Thói đa tình của các thiên tài văn chương 1
  

Ở tuổi 20, tác giả của Gigi - Colette kết hôn với nhà văn, nhà phê bình âm nhạc nổi tiếng Henry Gauthier-Villars. Ông vừa là cố vấn, vừa là bạn đọc đầu tiên khi nữ nhà văn chập chững bước vào văn đàn Pháp. Những năm đầu, trái ngọt của hôn nhân vẫn nồng nàn, Colette từng lấy tên thân mật của chồng là Willy làm bút danh cho tiểu thuyết đầu tay.

Nhưng rồi thói trăng hoa của Henry Gauthier-Villars đã dẫn đến cuộc ly hôn 13 năm sau đó. Colette bắt đầu giao thiệp rộng rãi với giới âm nhạc. Bà có những cuộc tình chóng vánh với cả nam và nữ giới. Cho đến năm 1912, ở tuổi 39, Colette kết hôn cùng Henri de Jouvenel, biên tập viên của tờ Le Matin. Mặc dù đã có chung một con gái, năm 1924 họ vẫn quyết định ly hôn khi Colette bị phát hiện có quan hệ tình ái với con trai riêng của chồng, bấy giờ mới 16 tuổi, Năm 1935, bà lại bắt đầu một cuộc hôn nhân mới, với Maurice Goudeket, người đã xuất bản một cuốn sách về Colette sau khi bà qua đời.

Anaïs Nin (1903 – 1977)

Thói đa tình của các thiên tài văn chương 2
  

Anaïs Nin là một phụ nữ có tính cách khá hoang dã, tác giả của loạt truyện dâm tình. Bà kết hôn lần đầu năm 20 tuổi. Mặc dù đã có chồng, Anaïs Nin vẫn có mối tình khá lãng mạn và đam mê với Henry Miller. Bà bí mật sống chung với người tình ở Paris trong những năm 1930 mà vẫn không bị chồng phát hiện cho tới khi ông ta đọc được nhật ký của vợ. Năm 1947, ở tuổi 44, cuộc gặp gỡ định mệnh với Rupert Pole, diễn viên sân khấu kịch Broadway lại làm nảy nở trong Anaïs Nin một tình yêu mới. Họ bắt đầu hẹn hò và đi du lịch tới California. Năm 1955, Anaïs Nin làm đám cưới với Rupert Pole. Tuy nhiên, vì vướng bận người chồng đầu tiên, các thủ tục pháp lý để hợp pháp hóa quan hệ vợ chồng đã không thể hoàn thành. Anaïs Nin vẫn tiếp tục sống với người tình cho đến khi qua đời vào năm 1977. Rupert Pole sau đó cũng trở thành người duy nhất được ủy quyền công bố di sản văn học của Anaïs Nin.

Alexandre Dumas (1802 – 1870)

Thói đa tình của các thiên tài văn chương 3
  

“Tôi luôn cần một cơ số những người tình”, đó là lời của Alexandre Dumas. Điều đó rất thường tình với tác giả của Ba chàng lính ngự lâm, Bá tước Monte Cristo. Cuộc đời của ông chỉ trải qua một cuộc hôn nhân duy nhất, với nữ diễn viên Ida Ferrier, người mà Alexandre Dumas vẫn mỉa mai là đã “đánh bẫy” để ràng buộc ông bằng hôn thú. Người ta đồn rằng Alexandre Dumas có trên dưới 40 tình nhân và ít nhất bảy đứa con ngoài giá thú.

Đa tình là vậy, Alexandre Dumas cũng không yêu cầu cao ở những người tình. Ông đến với họ chủ yếu là vì tình thương hơn là sự đam mê. Kết cục là người vợ duy nhất bỏ theo nhân tình là một nhà quý tộc. Còn Alexandre Dumas thì phải lãnh hậu quả cho thói trăng hoa. Ông qua đời năm 1870 do căn bệnh giang mai.

Oscar Wilde (1854 – 1900)

Thói đa tình của các thiên tài văn chương 4
  

Mặc dù là một công tử bảnh bao, lịch lãm nhưng Oscar Wilde cũng không có được trái tim của cô gái Florrie Balcombe, một phần bởi vì cô đã đính ước với tác giả dòng truyện kinh dị, Bram Stoker. Ở tuổi 30, ông kết hôn với Constance Lloyd, một cô gái giàu có và có hai con trai. Trong khi vợ đang mang bầu, Oscar Wilde vướng vào tình yêu đồng tính với Robert Ross, một chàng trai 17 tuổi, sau này đã trở thành nhà phê bình tác phẩm nổi tiếng.

Xu hướng đồng tính của Oscar Wilde càng gia tăng cực điểm vào năm 1891, khi ông gặp Alfred Douglas, nhà thơ chuyên viết về tình đồng giới nổi tiếng của nước Anh. Họ yêu nhau đắm đuối và không có ý định giấu diếm quan hệ tình ái ầm ĩ. Cha của Alfred Douglas cực lực phản đối, thậm chí đe dọa Oscar Wilde. Nhà quý tộc nổi tiếng đã kiện Oscar Wilde ra tòa vì tội phỉ báng pháp luật, thuê thám tử tư để tìm bằng chứng về quan hệ đồng giới sai trái mà người tình của con trai vi phạm. Oscar Wilde bị tống giam. Ở trong tù, ông đã viết một bài thơ chia tay Bosie – Tên thân mật của Alfred Douglas. Sau khi được thả, Oscar Wilde hoàn toàn cạn kiệt về mặt tài chính. Ông qua đời vì bệnh viêm não năm 1900, trong tình trạng không một xu dính túi.

Lord Byron (1788 – 1824)

Thói đa tình của các thiên tài văn chương 5
  

Nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của nước Anh từng bị công chúng đương thời chỉ trích vì thói loạn luân và quan hệ tình cảm với người đã có gia đình. Ông từng bị phê phán bởi mối tình với Lady Caroline Lamb, một nữ nhà thơ quý tộc đã có gia đình. Cuối cùng, Lord Byron kết hôn với cô em họ Anne Isabella Milbanke, vào năm 1815. Thói đa tình vẫn chưa nguội tắt, Lord Byron tiếp tục quan hệ tình ái với Augusta Leigh, người em gái cùng cha khác mẹ. Phát hiện ra điều này, năm 1816, khi con gái Ada chỉ độ một tháng tuổi, Annabella chấm dứt hôn nhân với Byron. Sau khi làm thủ tục ly dị, người ta đồn rằng Lord Byron đã vĩnh viễn rời khỏi nước Anh để trốn tránh sự chỉ trích của xã hội.

Edna St Vincent Millay (1892 – 1950)

Thói đa tình của các thiên tài văn chương 6
  

Người phụ nữ đầu tiên được tặng giải Pulitzer có vẻ ngoài nữ tính và xinh đẹp, điều đáng tiếc duy nhất, bà là người lưỡng tính. Edna St Vincent Millay có quan hệ tình cảm với nhiều phụ nữ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì lý do này, bà từng từ chối kết hôn với hai nhà văn, nhà phê bình văn học Dell Floyd và Edmund Wilson. Mãi đến năm 43 tuổi, Edna St Vincent Millay mới chịu kết hôn. Chồng bà là Eugen Jan Boissevain, một luật sư tài năng. Tuy nhiên, bên trong vỏ bọc hôn nhân bình lặng, cả hai đều có những cuộc tình ngoài luồng. Nhà thơ George Dillon là người tình, nguồn cảm hứng trong nhiều thi phẩm của Edna St Vincent Millay. Một năm sau khi chồng qua đời, Edna St Vincent Millay cũng mất vì căn bệnh ung thư phổi.

Guy de Maupassant (1850 – 1893)

Thói đa tình của các thiên tài văn chương 7
  

Trong suốt cuộc đời, Guy de Maupassant chưa bao giờ kết hôn. Tuy nhiên, “hồ sơ tình ái” của ông thì vô cùng đồ sộ. Nhà văn nổi tiếng của nước Pháp thừa nhận từng qua lại với hàng ngàn phụ nữ. Thậm chí, ông còn muốn quan hệ với tất cả những người mình từng gặp và gần như đã làm được điều đó. Tuy nhiên, điều đó vẫn còn là một nghi vấn khi người ta tìm được 2.200 lá thư tình ông viết cho một người con gái duy nhất, tên Marie Kann.

Simone de Beauvoir (1908 – 1986)

Thói đa tình của các thiên tài văn chương 8
  

Tác giả của Le Deuxième Sexe, chủ nhân của Giải Jerusalem năm 1975 đồng thời là một người phụ nữ có tư tưởng tình yêu rất thoáng, y như tư tưởng nữ quyền mà bà đề cập trong tác phẩm của mình. Gia đình lâm vào cảnh sa sút, Simone de Beauvoir cũng đồng thời hủy hôn với bạn trai là nhà triết học Jean Paul Sartre. Tuy nhiên, họ vẫn là bạn và hỗ trợ nhau rất nhiều trong quá trình sáng tạo. Scandal xảy ra vào năm 1943, khi Simone de Beauvoir bị cáo buộc quyến rũ một nam sinh 17 tuổi, tên Nathalie Sorokine. Dưới sức ép của gia đình nạn nhân, Simone de Beauvoir bị đình chỉ công việc giảng dạy. Sau khi qua đời, bà được chôn cất bên cạnh vị hôn phu dang dở, Jean Paul Sartre ở Paris.

KEYWORDS nhà văn