Sự lưu lạc của một bức tranh xứ Wales vào hang ổ của Đức quốc xã

Kachi, Theo Pháp luật xã hội 14:00 21/01/2014

Bức tranh Catrin of Berain từng lưu lạc vào hang ổ của Đức quốc xã trước khi được trở về quê hương và trưng bày tại Bảo tàng quốc gia của xứ Wales.

Là cánh tay phải của trùm Đức quốc xã Hitler, đồng thời là người đứng đầu Không quân Đức, Gestapo - Mật vụ Đức quốc xã, Thống soái Hermann Goering sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật đồ sộ bao gồm các bức tranh, tượng, đồ sứ cổ, đồ gốm trang trí, đồ gỗ, dụng cụ ăn uống cổ. Trong đó có một bức chân dung vẽ một phụ nữ quý tộc ở thế kỷ 16 ở xứ Wales.

Làn da hơi tái tương phải với màu đen của chiếc váy liền, một tay người phụ nữ trong bức tranh giữ một cuốn sách nhỏ ghi những lời cầu nguyện, cho thấy bà là một người có học, tay khác, đặt lên một chiếc hộp sọ, như một lời nhắc nhở về cái chết. Màu váy nhuộm đen, dây chuyền vàng trên cổ, cài ngọc trai trên đầu chứng tỏ bà là một phụ nữ giàu có, cao sang. 

Sự lưu lạc của một bức tranh xứ Wales vào hang ổ của Đức quốc xã 1
Catrin of Berain

Tên của bức tranh là Catrin of Berain hay Katheryn của họa sĩ người Hà Lan, Adriaen van Cronenburgh, một họa sĩ chuyên vẽ chân dung của các thương nhân ở thế kỷ 16. Tranh vẽ bà Katheryn (1541 - 1591), một phụ nữ quý tộc nổi tiếng, , thường được gọi là Mother of Wales với 4 cuộc hôn nhân và rất nhiều con cháu. Trong nhiều thế kỷ, bức tranh đã được treo trong tư gia của bà Katheryn ở Denbigh, thuộc vùng Denbighshire phía đông bắc xứ Wales, nhưng rồi không hiểu tại sao lại thuộc về sở hữu của Đức quốc xã. Có nghĩa là bức Katheryn đã thực hiện một chuyến “du ngoạn” từ xứ Wales đến Berlin rồi sau đó trở lại Bảo tàng quốc gia của xứ Wales.

Rất nhiều tranh cãi nổ ra chung quanh quá khứ của bức tranh Katheryn. Nhìn vào cuộc sống riêng tư của bà Katheryn, càng khó hiểu lý do vì sao Đức quốc xã lại có thể có mối quan tâm với bức tranh vẽ người phụ nữ này. Bà Katheryn sinh năm 1540 ở khu bất động sản Berain, một khu vực thuộc Denbigh ở phía đông bắc xứ Wales. Cha bà, ông Tudor ap Robert Vychan là một chủ đất giàu có, còn mẹ, bà Jane Velville được coi là cháu nội của vua nước Anh, Henry VII. Vì thế, Katheryn có thân thế ngang hàng với nữ hoàng Elizabeth.

Ở tuổi 22, Katheryn kết hôn với John Salusbury, con trai của một chủ đất trong vùng. Sau 9 năm chung sống và có hai mặt con, người chồng này qua đời và bà tái hôn với Sir Richard Clough, một thương gia kinh doanh chứng khoán cực kỳ giàu có. Katheryn tiếp tục sinh hai con gái với người chồng thứ hai. Chỉ 6 năm sau khi kết hôn, Sir Richard Clough qua đời ở tuổi 40, nghi ngờ là đã bị thủ tiêu do dính dáng đến việc làm gián điệp cho nữ hoàng Elizabeth. Katheryn sau đó kết hôn với Maurice Wynn, tiếp tục có thêm 2 con. Chồng thứ tư và cuối cùng của bà tên là Edward Thelwall, một cảnh sát. 

Cuộc sống của bà Katheryn qua lại vùng nông thôn phía đông bắc xứ Wales và các trung tâm thương mại lớn như Antwerp và London. Qua đời ngày 27/1/1591, bà Katheryn được chôn cất tại nhà thờ giáo xứ ở làng Llanefydd gần trang trại nơi bà sinh ra và lớn lên. Nhiều lời ai điếu bằng ngôn ngữ bản địa xứ Wales, tiếng Anh, tiếng Latin đã được viết để bày tỏ lòng tiếc thương. 

Sự lưu lạc của một bức tranh xứ Wales vào hang ổ của Đức quốc xã 2
Thống soái Hermann Goering là cánh tay phải của trùm Đức quốc xã Hitler, đồng thời là người đứng đầu Không quân Đức, Gestapo - Mật vụ Đức quốc xã

Năm 1938, người sở hữu bức chân dung bà Katheryn liên hệ với một đại lý tranh ở London, dự đoán, bức tranh sẽ được gửi tới Bảo tàng quốc gia của xứ Wales. Nhưng không hiểu lý do gì, việc thương thảo đã bị ngưng lại. Sau đó, đại lý tranh ở London liên hệ với nghệ thuật ở Amsterdam và trong tháng 10/1940, bức chân dung đã được Walter Andreas Hofer, cố vấn nghệ thuật của Thống soái Hermann Goering mua lại. 

Đến năm 1945, trong đống đổ nát của Đức quốc xã, quân Đồng minh đã tìm thấy bức tranh vẽ bà Katheryn. Vì không thể có một lý do rõ ràng về việc Thống soái Hermann Goering sở hữu bức tranh này, người ta đã cho rằng ông muốn qua bức tranh thể hiện quyền lực và địa vị của một phụ nữ để khẳng định sức mạnh của Đức quốc xã.