Đọc 4.000 cuốn sách trong 2 năm, "bố già công nghệ" tiết lộ 8 bí mật kinh doanh để kiến tạo hàng loạt các tỷ phú lừng danh

ĐINH ANH, Theo TTVH 19:55 09/12/2022
Chia sẻ

Với vóc dáng nhỏ nhắn, đối nghịch với quyền lực đang nắm giữ, người đàn ông này là một trong những ông trùm đầu tư của giới công nghệ chắp cánh cho những startup tỷ USD.

Theo Forbes, hiện Masayoshi Son đang nắm giữ khối tài sản 23,5 tỷ USD. Là người thành lập và điều hành tập đoàn viễn thông và đầu tư SoftBank, ông hiện là người giàu thứ 3 Nhật Bản, chỉ sau ông chủ của Uniqlo và Keyence.

Với quan điểm "liều ăn nhiều" ông Son và Softbank đã tạo ra một danh sách dài các tỷ phú đứng sau hàng loạt các công ty thông qua các thương vụ đầu tư, có thể kể đến như ứng dụng đặt xe Uber, sàn giao dịch trực tuyến bất động sản Opendoor, dịch vụ giao đồ ăn phổ biến nhất tại Mỹ Doordash...

Trước khi có được những thành công như vậy, "bố già công nghệ" từng đọc 4.000 cuốn sách trong 2 năm khi đang nằm viện điều trị bệnh gan ở tuổi 23. Trung bình mỗi ngày ông đọc khoảng 5 cuốn.

Sau khi đọc 4.000 cuốn sách, Son đã viết kế hoạch phát triển cho 40 ngành công nghiệp dựa theo kinh nghiệm đọc của chính mình. Bắt đầu từ đây, ông dần hiểu ra được tại sao trong nhiều năm qua mình vẫn mãi loay hoay thoát nghèo.

Đọc 4.000 cuốn sách trong 2 năm ‘bố già công nghệ’ tiết lộ 8 bí mật kinh doanh để kiến tạo hàng loạt các tỷ phú lừng danh  - Ảnh 1.

Masayoshi Son. Ảnh: The Japan Times

Để trở thành một trong những người giàu nhất Nhật Bản, ông đã quyết định tham gia vào ngành công nghiệp mới nổi với tiềm năng phát triển lớn nhất. Ngay khi xuất viện, ông thành lập Softbank với khởi điểm là một công ty phân phối phần mềm và máy tính cá nhân với vỏn vẹn 2 nhân viên trong căn hộ chật chội tại Tokyo. Vào ngày khai trương công ty, Son đã đứng trên thùng trái cây của công ty và nói với 2 nhân viên của mình: "Tên tôi là Masayoshi Son. Sau 25 năm nữa, tôi sẽ trở thành người giàu nhất thế giới. Doanh thu của công ty tôi sẽ vượt mức 100.000 tỷ yên".

Hai người nhân này đều nghĩ rằng ông chủ mình có vấn đề. Song họ không biết rằng sự tự tin của Son đến từ việc đọc 4.000 cuốn sách chỉ trong 2 năm.

Với khả năng học tập phi thường, người đàn ông giàu nhất nhì Nhật Bản đã rút 8 quy tắc kinh doanh để thoát nghèo nhanh chóng

1. Kế hoạch chi tiết cho cuộc sống

"Hãy quyết định chọn ngọn núi nào sẽ leo lên trước", đây là câu nói thể thể hiện quan điểm của Son về cuộc sống. Năm 19 tuổi ông đã lập kế hoạch cụ thể cho cuộc đời mình gồm: năm 20 tuổi bắt đầu nổi danh, 30 tuổi tích luỹ tài sản, 40 tuổi dùng nhân lực để quyết chiến, ghi danh sự nghiệp ở tuổi 50 và truyền lại cơ nghiệp cho thế hệ tiếp theo ở tuổi 60.

Với từng năm, ông cũng lập kế hoạch cụ thể. Cứ vài tháng một lần ông sẽ kiểm tra từng đầu mục trong kế hoạch. Thậm chí ông còn in kết quả xác minh và mang theo bên mình để nghiên cứu vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi tối khi chuẩn bị đi ngủ. Bằng cách này, ông Sun có thể từng bước đạt được kế hoạch 50 năm cuộc đời của mình.

2. Quy tắc 70%

Nếu cảm thấy có 90% cơ hội thành công trong một lĩnh vực kinh doanh nào đó thì có thể những đối thủ cạnh tranh cũng đang nắm chắc cơ hội như vậy và sẽ là quá muộn để bắt đầu.

Nếu tỷ lệ thành công là 50%, bạn cần xem xét về vòng đời của thị trường. Điều đó có nghĩa là công ty của bạn không có lợi thế tuyệt đối so với đối thủ cạnh tranh và bên thứ 3 nếu muốn đầu tư cũng không thể lựa chọn nên theo bên nào.

Do đó tỷ lệ thành công 70% là một chỉ số bạn nên tham khảo.

Đọc 4.000 cuốn sách trong 2 năm ‘bố già công nghệ’ tiết lộ 8 bí mật kinh doanh để kiến tạo hàng loạt các tỷ phú lừng danh  - Ảnh 2.

Đối với Son, tỷ lệ thành công phải đạt 70% đó mới là cơ hội để kinh doanh. Ảnh: Asia Nikkei

3. Lập 1000 bộ kế hoạch kinh doanh

Khi các doanh nhân lập kế hoạch kinh doanh, họ thường lập bộ 3 kế hoạch dựa trên dữ liệu doanh thu gồm thời kỳ tăng trưởng, đừng yên và tụt dốc. Tuy nhiên theo Sun, ông tin rằng bộ ba kế hoạch kinh doanh là không đủ mà cần phải có 1.000 bộ.

Ở các thị trường mới nổi không ai biết đối thủ cạnh tranh sẽ áp dụng chiến lược kinh doanh nào và có vô số khả năng có thể xảy ra.

4. Chỉ cung cấp các sản phẩm mà bạn hài lòng

Trong kinh doanh, bạn không thể lừa dối chính mình, người khó thuyết phục nhất phải là chính bạn. Sun nắm rõ những sản phẩm do Softbank tung ra và chỉ những kiểu máy mà ông có thể nhận diện mới trở thành sản phẩm của hãng.

Trước khi Sun đàm phán hợp tác với các bên, ông luôn thảo luận với những người đứng đầu của công ty nhằm có thể xây dựng được kế hoạch đôi bên cùng có lợi. Bởi nếu mù quáng theo đuổi lợi ích của bản thân và thiếu những lý do thuyết phục đối phương, bạn sẽ chỉ khiến bản thân cảm thấy có lỗi và đối phương sẽ luôn đề phòng.

5. Đừng làm gì nếu không thể suy nghĩ rõ ràng trong vòng 10 giây

Đối với những nhiệm vụ không quá quan trọng Masayoshi Son có thể đưa ra kết luận ngay lập tức. Tuy nhiên đôi khi ông sẽ tạm gác lại những vấn đề quan trọng vì không thể quyết định nó trong vòng 10 giây. "Nếu người điều hành vẫn không thể đưa ra kết luận sau khi suy nghĩ 10 giây, tốt hơn hết là đừng đưa ra quyết định".

Với những quyết định này, ông thường yêu cầu cấp dưới thu thập và chuẩn bị tài liệu để đưa ra quyết định đúng đắn.

6. Dốc hết sức với kế hoạch đã được đề ra

Tương lai là câu chuyện không ai dám chắc, như bạn không thể dự đoán phản ứng của các đối thủ cạnh tranh sau khi sản phẩm được tung ra. Điều quan trọng là bạn cần làm theo kế hoạch được đề ra, cho dù đó có thể không phải là kết quả tốt nhưng bất kì việc gì bạn làm sẽ tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân sau này.

Vào những năm 1980, tạp chí cá nhân do Sun thành lập bị thua lỗ nghiêm trọng. Dẫu vậy ông không cắt giảm chi tiêu của bộ phận tạp chí. Thay vào đó, ông chi 10 triệu yên cho quảng cáo trên TV và tái bản đáng kể tạp chí để cung cấp 100.000 bản cho các hiệu sách. Kết quả là 100.000 bản đó đều được bán hết.

Trong giai đoạn mở rộng thị trường, điều quan trọng là không cắt giảm chi phí ngay cả khi lỗ mà tăng cường đầu tư để tăng doanh thu.

7. Công bố mục tiêu để thúc đẩy bản thân

"Công bố mục tiêu với mọi người để nỗ lực đạt được nó. Mặc dù rủi ro có thể cao nhưng điều này rất đang làm". Sun luôn công bố mục tiêu của mình. Điều này rất mạo hiểm và không có chỗ để bản thân rút lui. Tuy nhiên, ông sử dụng cơ hội công bố mục tiêu nhằm quy tụ nhân lực. Các nguồn lực khác nhau như tài nguyên, vốn liếng, thông tin có thể tạo thành động lực thúc đẩy bản thân tiến xa hơn.

8. Hợp tác với những ông lớn

Nếu có thể đạt được sự hợp tác với những công ty lớn, ngay cả khi giữ im lặng, bạn vẫn có một hành trình suôn sẻ. Sun luôn chọn hợp tác với công ty hàng đầu vì ông có thể tận dụng những lợi thế về sức hấp dẫn của thương hiệu lớn, khả năng cạnh tranh về giá.

Thực tế để hợp tác với các công ty hàng đầu không phải con đường dễ dàng đối với Softbank ở giai đoạn đầu. Đôi khi vị tỷ phú người Nhật phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt. Song ông tin rằng về lâu dài đây là con đường tốt để đạt được sự nghiệp thành công.

Chưa từng tham gia khóa học tài chính nào, vẫn trở thành huyền thoại của giới đầu tư, tỷ phú 98 tuổi tiết lộ: "Đây là bí mật chỉ những người giàu mới nhìn thấu".

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày