Điều thú vị có 1-0-2 về cách làm món mì trứ danh Trung Quốc: Mỗi bát chỉ có một sợi, người ăn được sợi mì càng dài thì càng trường thọ

Thiên An, Theo Doanh nghiệp và tiếp thị 11:24 02/02/2021

Vào dịp năm mới, sinh nhật hoặc mừng thọ, người Trung Quốc thường ăn một bát mì trường thọ với mong muốn sống khỏe mạnh, dài lâu.

Trong suốt 40 năm qua, Huang Jia (64 tuổi) luôn gắn bó với công việc làm misua, một loại mì mỏng được làm từ lúa mì của tỉnh Phúc Kiến, miền đông Trung Quốc.

Misua được làm bằng cách kéo dài bột nhào đến hơn 100 feet (khoảng hơn 30m). Đó là lý do tại sao một số người gọi misua là món mì dài nhất ở Trung Quốc. Món mì này thường được ăn vào ngày sinh nhật, tượng trưng cho lời chúc trường thọ. 

Vào dịp năm mới, sinh nhật hoặc mừng thọ, người Trung Quốc thường ăn một bát mì trường thọ với mong muốn sống khỏe mạnh, dài lâu. Món mì trường thọ không chỉ ngon và có ý nghĩa, mà còn đặc biệt bởi lẽ một bát mì chỉ có duy nhất một sợi rất dài. Người dân tin rằng nếu ăn được sợi mì càng dài thì càng sống lâu. Món này ăn kèm cùng thịt vịt quay, thịt xá xíu hoặc tôm sú.

Điều thú vị có 1-0-2 về cách làm món mì trứ danh Trung Quốc: Mỗi bát chỉ có một sợi, người ăn được sợi mì càng dài thì càng trường thọ - Ảnh 1.

Bốn thế hệ gia đình ông Huang đều duy trì nghề làm mì misua. Mỗi ngày, ông dậy từ sáng sớm để giã, nhào và kéo bột thành những sợi dài, mỏng. Huang Jia chia sẻ rằng: “Khi làm món mì thủ công này, chúng tôi sử dụng muối, nước và bột mì.”

Điều thú vị có 1-0-2 về cách làm món mì trứ danh Trung Quốc: Mỗi bát chỉ có một sợi, người ăn được sợi mì càng dài thì càng trường thọ - Ảnh 2.

Bí quyết nằm ở việc lựa chọn những nguyên liệu tốt. Huang Jia lấy bột mì từ một nhà máy địa phương, nơi mà ông cho rằng đã tạo nên sự khác biệt. Huang Jia nói rằng: “Nếu bột mì tốt, bất kỳ ai cũng có thể làm ra những sợi mì ngon. Nhưng nếu bột dở thì đừng trách người thầy dạy. Ngay cả các vị thần cũng có những việc không thể thực hiện nổi.” 

Chìa khóa cho sự mềm dẻo và dai của misua là thời gian. Sau khi nhào bột, bột sẽ được nghỉ để giúp gluten phát triển. Gluten là một loại protein có trong bột mì, lúa mạch, có dạng hơi nhầy giúp tạo độ kết dính của bột. Huang Jia phải điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm của phòng bằng máy điều nhiệt để đạt được độ đồng nhất phù hợp. Ông nói rằng: “Nếu bột không nghỉ đủ lâu, nó sẽ đứt khi bạn kéo.” 

Điều thú vị có 1-0-2 về cách làm món mì trứ danh Trung Quốc: Mỗi bát chỉ có một sợi, người ăn được sợi mì càng dài thì càng trường thọ - Ảnh 3.

Khi bột đã nghỉ đủ, phần khó nhất sẽ bắt đầu. Huang Jia cuộn bột thành những sợi to và bắt đầu đập chúng xuống sàn như những sợi dây để kéo dài chúng.

Điều thú vị có 1-0-2 về cách làm món mì trứ danh Trung Quốc: Mỗi bát chỉ có một sợi, người ăn được sợi mì càng dài thì càng trường thọ - Ảnh 4.

Sau đó, ông cuộn bột lại trên những tấm tre trước khi quấn chúng xung quanh các cọc kim loại, rồi tiếp tục kéo để bột dài thêm.

Sau khi bột đã được kéo dài hơn 100 feet, mì được mang ra phơi nắng, đây là chìa khóa giúp tạo ra hương vị mì ngon nhất. Huang Jia nói rằng: “Nếu bạn sấy khô sợi mì, chúng sẽ không còn thơm nữa.”

Điều thú vị có 1-0-2 về cách làm món mì trứ danh Trung Quốc: Mỗi bát chỉ có một sợi, người ăn được sợi mì càng dài thì càng trường thọ - Ảnh 5.

Mì misua thường được nấu thành súp, kèm theo các nguyên liệu khác gồm dầu hẹ tây, một ít hành lá và một con hàu - đặc sản của địa phương.

Misua có lịch sử lâu đời với những ghi chép về món ăn có niên đại hơn 1.000 năm. Mì misua đã trở thành một phần mang tính biểu tượng của tỉnh Phúc Kiến, đến nỗi chính quyền địa phương đã thực hiện các bước để bảo tồn quy trình sản xuất.

Về phần mình, Huang Jia nói rằng ông đang truyền ngọn lửa yêu nghề cho con trai. Ông chia sẻ rằng: “Chính phủ nói rằng họ muốn bảo tồn và duy trì quy trình sản xuất mì misua. Vì không có ai muốn học nên tôi đã dạy cho con trai của mình. Hiện tại, mì của con tôi làm ra không khác gì mì tôi làm."

Ảnh: Patrick Wong

Theo Godthread