ĐH Princeton mở "deal" hot cho công ty hoa quả đổ rác thoải mái trên cánh rừng chết, 15 năm sau đem lại kết quả khiến ai cũng ngỡ ngàng

J.D, Theo Helino 10:10 02/01/2020

Các chuyên gia từ đại học Princeton đã phục hồi một khu rừng chết bằng vật liệu đầy bất ngờ. Phải chăng đây chính là cứu cánh cho cả hành tinh?

Tại Costa Rica đã từng tồn tại một vấn đề hết sức nan giải: những cánh rừng tan hoang do đất đai bị lạm dụng quá đà, đến mức sự sống cũng gần như không tồn tại. Tuy nhiên, vấn đề ấy rốt cục lại được giải quyết một cách đầy nhiệm màu qua dự án của ĐH Princeton.

Nhiệm màu ở chỗ, thứ giúp họ giải quyết tất cả chính là... vỏ cam - phế phẩm còn sót lại của ngành công nghiệp chế biến hoa quả đình đám tại Costa Rica.

ĐH Princeton mở deal hot cho công ty hoa quả đổ rác thoải mái trên cánh rừng chết, 15 năm sau đem lại kết quả khiến ai cũng ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Câu chuyện diễn ra như sau: Vào năm 1997, 2 nhà khoa học từ ĐH Princeton (Hoa Kỳ) đã bắt đầu một dự án cực kỳ tham vọng tại Costa Rica. Khởi đầu, cả 2 tiếp cận Del Oro - công ty sản xuất nước quả và đưa ra một deal khá hấp dẫn. Theo đó, công ty Del Oro sẽ tặng một vài mảnh đất của họ cho công viên quốc gia, và đổi lại họ được quyền đổ vỏ cam và các phế phẩm hoa quả ở đó.

Dự án này thoạt nghe thì rất "toang" cho môi trường và là một "deal" rất tốt dành cho công ty này, khi cho phép họ giải quyết rác thải mà chẳng mất thêm một đồng chi phí nào. Không lâu sau khi dự án bắt đầu, khoảng 12.000 tấn vỏ cam đã được đổ xuống vùng đất chết, chất đống và trông cực kỳ đáng sợ.

ĐH Princeton mở deal hot cho công ty hoa quả đổ rác thoải mái trên cánh rừng chết, 15 năm sau đem lại kết quả khiến ai cũng ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Thế nhưng, hóa ra dự án lại có một mục đích khác sâu xa hơn. "Chỉ trong vòng 6 tháng, lượng vỏ cam đã chuyển thành lớp đất dày, đen và dẻo quánh," - Timothy Treuer, nhà sinh thái học từ ĐH Princeton cho biết.

Khởi đầu như vậy là rất tốt, nhưng tiếc là dự án đã không thể tiếp tục do vấn đề pháp lý giữa Del Oro và một số công ty đối thủ. Sau vài lần kiện tụng, dự án bị buộc phải chấm dứt và rơi vào quên lãng suốt 15 năm kế tiếp.

ĐH Princeton mở deal hot cho công ty hoa quả đổ rác thoải mái trên cánh rừng chết, 15 năm sau đem lại kết quả khiến ai cũng ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Cái kết bất ngờ

Dự án của ĐH Princeton bị lãng quên, không còn ai chú ý đến nữa. Nhưng tự nhiên thì khác. Thiên nhiên vẫn nhớ những gì họ đã làm, để rồi mang đến một cái kết choáng ngợp.

Năm 2013 - 15 năm sau dự án, Treuer quay trở lại Costa Rica và quyết định ghé thăm khu vực từng dùng để thực hiện dự án. Và rồi, hiện ra trước mắt ông là một cảnh tượng bất ngờ: nơi trước kia là vùng đất chết, thì hiện tại đã mọc lên một cánh rừng khổng lồ, rậm rạp đến ngỡ ngàng.

ĐH Princeton mở deal hot cho công ty hoa quả đổ rác thoải mái trên cánh rừng chết, 15 năm sau đem lại kết quả khiến ai cũng ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Khi so sánh chất lượng đất trong khoảng rừng mới này với các vùng đất khác, kết quả cho thấy vùng đất được bón "phân cam" giàu dinh dưỡng hơn rất nhiều. Mảnh đất chết ấy không những được phục hồi, mà giờ đa dạng sinh học cũng nhiều hơn tới 176%.

ĐH Princeton mở deal hot cho công ty hoa quả đổ rác thoải mái trên cánh rừng chết, 15 năm sau đem lại kết quả khiến ai cũng ngỡ ngàng - Ảnh 5.

Vùng đất được "bón cam" (phải) và vùng đất bình thường

Điều tuyệt vời nhất của dự án này là nguyên liệu giúp hồi sinh đất rừng lại đến từ thứ vốn là rác bỏ đi. Việc tận dụng như vậy sẽ mang đến một cái kết đôi bên cùng có lợi: doanh nghiệp xử lý được rác tốt hơn, trong khi môi trường thì ngày càng phát triển.

Tham khảo : BS, VT.co