Đây là phim cổ trang Việt từng được khen hết lời: Bối cảnh - phục trang quá ổn, kinh phí đầu tư gây bất ngờ

Lệ An, Theo Trí Thức Trẻ 08:06 28/01/2023
Chia sẻ

Bộ phim cổ trang này từng được đánh giá cao khi mang đến phần nhìn vô cùng ấn tượng, nhất là bối cảnh và phục trang.

Phim cổ trang Việt từ trước đến nay vẫn là một khái niệm khiến nhiều khán giả quan ngại bởi rất nhiều tác phẩm thuộc thể loại này đã gây thất vọng về cốt truyện, bối cảnh và nhất là phần phục trang. Thế nhưng vẫn có những tác phẩm đủ chất lượng, quan trọng hơn là đủ đúng với bối cảnh lịch sử để người xem có thể thoải mái tận hưởng. Một trong số đó là bộ phim Long Thành Cầm Giả Ca, ra mắt cách đây 13 năm.

Đây là phim cổ trang Việt từng được khen hết lời: Bối cảnh - phục trang quá ổn, kinh phí đầu tư gây bất ngờ - Ảnh 1.

Cùng với một loạt tác phẩm như Huyền Sử Thiền Đô, Đường Tới Thành Thăng Long, Khát Vọng Thăng Long,... Long Thành Cầm Giả Ca được sản xuất nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Phim lấy bối cảnh lịch sử Thăng Long những năm 1783 - 1813, nội dung chủ đạo dựa vào tác phẩm cùng tên của đại thi hào Nguyễn Du. Không quá nặng nề về câu chuyện lịch sử như những tác phẩm ra mắt cùng đợt, Long Thành Cầm Giả Ca dùng câu chuyện tình đầu "cùng một lứa bên trời lận đận" của Nguyễn Du và cô đào Cầm, ca nương xinh đẹp bậc nhất đất Thăng Long, để tái hiện lại bối cảnh Thăng Long thời bấy giờ.

Đây là phim cổ trang Việt từng được khen hết lời: Bối cảnh - phục trang quá ổn, kinh phí đầu tư gây bất ngờ - Ảnh 2.
Đây là phim cổ trang Việt từng được khen hết lời: Bối cảnh - phục trang quá ổn, kinh phí đầu tư gây bất ngờ - Ảnh 3.

Được biết, kinh phí đầu tư của phim lên tới 8 tỷ đồng, một con số khá lớn cho một bộ phim đề tài lịch sử không mang tính chất thương mại ở thời điểm bấy giờ. Có lẽ chính bởi sự "chịu chi" này mà khán giả đã có một trải nghiệm điện ảnh thực sự ổn, ít nhất là về phần nhìn. Phim được đánh giá cao khi cho khán giả thấy được sự kỹ càng, chỉn chu trong từng bối cảnh, món đạo cụ, trang phục. Giày dép, mũ mão hay vũ khí, đàn ca sáo nhị,... đều được cho là mang tính chân thực cao, rất sát với bối cảnh lịch sử. Đặc biệt, khung cảnh miền Bắc thời vua Lê - chúa Trịnh cũng khiến khán giả bất ngờ bởi được phục dựng đầy chân thật.

Dù kịch bản không thực sự xuất sắc khi bị đánh giá là không có cao trào nhưng không thể phủ nhận, Long Thành Cầm Giả Ca là một thước phim thực sự đáng xem. Tác phẩm của đạo diễn Đào Bá Sơn đã giành được giải Cánh diều vàng ở hạng mục phim truyện nhựa trong lễ trao giải Cánh diều 2010. Bộ phim còn mang lại cho Văn Lê giải biên kịch xuất sắc, Trung Phan - Mạnh Đức giải họa sĩ thiết kế xuất sắc. Trước đó với kịch bản này, NSƯT Văn Lê cũng đã giành được giải nhất trong cuộc thi Kịch bản kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đây là phim cổ trang Việt từng được khen hết lời: Bối cảnh - phục trang quá ổn, kinh phí đầu tư gây bất ngờ - Ảnh 5.

Nguồn ảnh: Hãng phim Giải phóng

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày