Các nghiên cứu quốc tế phát hiện ra rằng hàm lượng vitamin trong ngô rất cao, gấp 5-10 lần so với gạo và lúa mì, chất riboflavin của nó có thể bảo vệ mắt, selen có thể chống lại quá trình oxy hóa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, chất xơ có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện ruột.
Ngô cũng chứa nhiều vitamin E và zeaxanthin, có một số lợi ích nhất định để trì hoãn sự lão hóa của cơ thể con người và tăng cường sức mạnh thể chất, sức chịu đựng của cơ thể. Nhờ những lợi ích này, ngô được xếp vào danh sách những thực phẩm chống ung thư được Hiệp hội Phòng chống Ung thư quốc tế (UICC) công bố.
Tuy nhiên, ăn ngô như thế nào cho đúng để bạn có thể hấp thụ được toàn bộ chất dinh dưỡng và lợi ích mà nó mang lại. Hiện nay nhiều người vẫn đang ăn ngô sai cách, bỏ phí phần bổ dưỡng nhất của bắp ngô.
Phần ở chính giữa hạt ngô, bám chặt vào lõi ngô chính là phôi ngô - phần bổ dưỡng, có tác dụng chống ung thư của bắp ngô.
Trên thực tế, phần dinh dưỡng nhất của ngô nằm sát lõi ngô, nó được gọi là phôi ngô. Các loại vitamin, khoáng chất, glutathione, axit linoleic... và cả selen có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư có trong ngô cũng đều nằm ở phần phôi ngô này.
Hơn nữa, ngô là loại thực phẩm giàu chất xơ thô, không dễ tiêu hóa và không những không dễ tiêu hóa mà còn có thể gây tắc nghẽn đường ruột và các vấn đề khác cho người già. Do đó, bạn nên chú ý hai điểm khi ăn ngô:
- Nhai kĩ, nghiền nhỏ hạt ngô để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ ngô.
- Nếu bạn không thể ăn kĩ, ăn tất cả phần hạt ngô và phôi ngô thì sau khi ăn xong phần hạt ngô bạn có thể dùng thìa (muỗng) để cạo phôi ngô ra để ăn tiếp. Hoặc bạn có thể tách các hạt ngô ra khỏi lõi để ăn, vừa tránh bỏ phí phôi ngô, vừa không phải gặm cả bắp ngô to.
Mặc dù ăn ngô là tốt, nhưng nó không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt với những người bị trào ngược axit và tiêu chảy thì không nên ăn ngô.
Nguồn tham khảo: QQ, Eat This, Kknews, Healthline