Một trong những căn bệnh nghiêm trọng nhất ở khu vực cổ tử cung của con gái chính là bệnh ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, những căn bệnh về cổ tử cung khác cũng có thể gây ra hiện tương viêm nhiễm, lở loét ở khu vực này. Tuy nhiên, bạn đã nắm rõ được có những loại bệnh về cổ tử cung nào chưa? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại bệnh ở cổ cung ngay bây giờ để biết cách nhận biết cho từng loại bệnh nhé!
Đây là một bệnh phụ khoa thường hay gặp ở nữ giới, nó có thể gây ra hiện tượng cổ tử cung bị viêm nhiễm, lở loét hoặc mưng mủ do sự tấn công của các loại vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Căn bệnh này không chỉ gây bất tiện trong các sinh hoạt hàng ngày mà còn làm tăng cao nguy cơ sẩy thai, sinh non, vô sinh, hiếm muộn... thậm chí còn dẫn đến biến chứng ung thư cổ tử cung về sau.
Khi cổ tử cung bị lộ ra ngoài các niêm mạc sẽ khiến những tuyến này dễ bị viêm nhiễm do vi trùng, nấm, ký sinh trùng... xâm nhập vào. Viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng có thể gây ra các triệu chứng giống như viêm cổ tử cung hay viêm âm đạo như tiết dịch trắng bất thường ở vùng âm đạo, có mùi hôi khó chịu... Để điều trị căn bệnh này triệt để, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa và uống theo đơn thuốc cụ thể. Đặc biệt, cần chủ động điều trị bệnh triệt để hoàn toàn vì nếu không thì bệnh có thể tái phát về sau.
Căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Nguyên nhân gây bệnh thường là do sự tích tụ lâu ngày của các lớp dịch nhầy, cặn bã tồn đọng lại nên gây sưng đau, biến dạng, phình to kích thước ở cổ tử cung. Hơn nữa, những người từng nạo hút thai hoặc sinh đẻ nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh phì đại cổ tử cung rất cao do cổ tử cung bị bào mòn nhiều. Khi mắc phải căn bệnh này, các lớp niêm mạc ở bề mặt cổ tử cung sẽ bị sưng đỏ, mưng mủ, lở loét, chảy máu...
Tình trạng này là do lớp tế bào biểu mô lát phát triển quá mức trùm lên biểu mô tuyến ngay ở chỗ giáp ranh mối nối với cổ tử cung. Trong đó, biểu mô tuyến là biểu mô tiết dịch nên nó sẽ tiết ra chất dịch không chảy đi đâu được, từ đó đẩy lên và phình to ra. Căn bệnh này thực chất không quá nguy hiểm, do nó có thể tự mất đi và ít khi phát triển to lên. Tuy nhiên, nếu bạn để nó phát triển quá to thì các bác sĩ sẽ phải chọc cho dịch thoát ra ngoài để tránh gây viêm nhiễm do nang tự vỡ. Bên cạnh đó, nang naboth cổ tử cung cũng không làm thay đổi hay rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nên con gái không cần quá lo lắng.
Những khối u nhỏ thường xuất phát từ cổ tử cung ngoài hay từ bên trong và lan ra bên ngoài cổ tử cung được gọi là polyp cổ tử cung. Tình trạng này được cấu tạo nên từ các tế bào tuyến tăng sinh phì đạo, bao quanh bởi một khối mô mềm, đa số là lành tính. Kích thước khối u có thể rất nhỏ hoặc phình to rất lớn. Căn bệnh này thường không có những triệu chứng nhận biết rõ ràng mà thường chỉ được phát hiện chính xác nhất qua những lần đi khám phụ khoa định kỳ.
Đây chính là căn bệnh ở cổ tử cung có tỷ lệ gây nguy hiểm cao nhất. Bệnh ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi hay phát triển bất thường một cách mất kiểm soát. Đặc biệt, nó có thể phát triển bằng cách xâm lấn tại chỗ hay lan rộng đến những vùng cơ quan khác trên cơ thể và gây ra nguy cơ tử vong đột ngột. Dù vậy, bạn vẫn có thể phòng ngừa sớm căn bệnh này bằng hai cách là đi khám tầm soát định kỳ và tiêm vắc-xin để tránh nhiễm các tuýp HPV gây ung thư cổ tử cung.