Đặt lên bàn cân tỷ lệ sinh viên có việc làm của "BIG 4 Kinh tế" miền Bắc: Trường nào thực sự giữ ngôi vương?

Đông, Theo Thể thao Văn hóa 00:04 04/05/2023

4 "ông lớn kinh tế" này đều được đánh giá rất cao về chất lượng đào tạo, do đó tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm luôn nằm ở ngưỡng cao ngất ngưởng.

Kinh tế là một khối ngành tiềm năng mà được nhiều sĩ tử lựa chọn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022, cả nước có 521.263 thí sinh nhập học vào các trường đại học. Trong đó, ngành thu hút sinh viên nhất - khối ngành Kinh doanh và Quản lý có 24,54% thí sinh trúng tuyển, xác nhận nhập học.

Tại Hà Nội, có 4 "ông lớn kinh tế" cực nổi trội mà sĩ tử thường nhắc đến mỗi khi muốn thi vào ngành này. Đây đều là những trường có chất lượng giảng dạy uy tín và đáng được sĩ tử "chọn mặt gửi vàng".

1. Đại học Ngoại Thương

Đại học Ngoại thương (FTU) được thành lập vào năm 1960. Trải qua nhiều năm đào tạo, FTU trở thành một trong những trường đứng đầu cả nước về khối ngành kinh tế, với thế mạnh thương hiệu là đào tạo ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh.

Theo "Bảng báo cáo tình hình việc làm của sinh viên" năm tốt nghiệp 2021, tỷ lệ sinh viên FTU ra trường có việc làm dao động ở ngưỡng rất cao: 95,65% - 99,29%. Theo đó, tỷ lệ cao nhất thuộc về ngành Kinh doanh Quốc tế (99,29%), tiếp đến là Ngôn ngữ Trung (98,15%). Còn các ngành như: Kế toán Kiểm toán, Kinh tế, Kinh tế Quốc tế, Luật... tỷ lệ việc làm dao động trong khoảng 97% - 98%.

Còn ngành học có tỷ lệ sinh viên ra trường thấp nhất tại FTU là Ngôn ngữ Pháp (95,65%). Khu vực làm việc của sinh viên FTU sau khi ra trường chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân và những doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.

Đặt lên bàn cân tỷ lệ sinh viên có việc làm của BIG 4 Kinh tế miền Bắc: Trường nào thực sự giữ ngôi vương? - Ảnh 1.

Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của Đại học Ngoại thương

Còn nhắc đến điểm chuẩn đầu vào thì chắc chắn không ai trong "BIG 4 kinh tế" có thể vượt mặt được "Harvard Chùa Láng" cả. Tính riêng năm 2022, điểm chuẩn để trúng tuyển vào các chuyên ngành đào tạo của trường theo phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT dao động 27,5-28,4 điểm (thang 30 điểm). Đối với các ngành xét thang 40 điểm, điểm chuẩn dao động 35-36,6 điểm.

Đặt lên bàn cân tỷ lệ sinh viên có việc làm của BIG 4 Kinh tế miền Bắc: Trường nào thực sự giữ ngôi vương? - Ảnh 2.

Điểm chuẩn năm 2022 của trường Đại học Ngoại Thương

2. Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) được thành lập vào năm 1956. Đây là trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong khối các trường đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyển giao, tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.

Năm 2022, điểm trúng tuyển vào các ngành của trường Đại học Kinh tế Quốc dân dao động ở mức 26,1-28,6 điểm. Trong đó, một số ngành "hot" có điểm chuẩn đầu vào cao nhất của "Stanford Phố vọng" có thể kể đến như: Quan hệ công chúng (28,6 điểm), Thương mại điện tử (28,1 điểm), Marketing (28 điểm), Kinh doanh Quốc tế (28 điểm)...

Về tỷ lệ sinh viên NEU tốt nghiệp năm 2021 ra trường có việc làm dao động trong khoảng 84,24% - 97,73%. Nắm giữ "ngôi vương" tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của NEU là ngành Khoa học máy tính (97,73%), tiếp theo đó là Quản trị nhân lực (94,59%), Marketing (94,16%), Quản trị du lịch lữ hành (93,06%), Quản trị khách sạn (92,86%)...

Đặt lên bàn cân tỷ lệ sinh viên có việc làm của BIG 4 Kinh tế miền Bắc: Trường nào thực sự giữ ngôi vương? - Ảnh 3.
Đặt lên bàn cân tỷ lệ sinh viên có việc làm của BIG 4 Kinh tế miền Bắc: Trường nào thực sự giữ ngôi vương? - Ảnh 4.
Đặt lên bàn cân tỷ lệ sinh viên có việc làm của BIG 4 Kinh tế miền Bắc: Trường nào thực sự giữ ngôi vương? - Ảnh 5.

Tỷ lệ sinh viên NEU ra trường có việc làm

3. Học viện Tài chính

Sau nhiều năm không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng giảng dạy, tính đến nay, Học viện Tài chính là một trong những trường đại học công lập top đầu thuộc khối kinh tế tại Việt Nam, có thế mạnh trong việc đào tạo các ngành Tài chính - Kinh tế. Điều đó đã được chứng minh rất rõ trong báo cáo về tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của Học viện Tài chính.

Cụ thể, theo thống kê từ sinh viên Khóa 52 và Khóa 53, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của Học viện Tài chính luôn nằm ở ngưỡng trung bình rất cao, trên 98%.

Đặt lên bàn cân tỷ lệ sinh viên có việc làm của BIG 4 Kinh tế miền Bắc: Trường nào thực sự giữ ngôi vương? - Ảnh 6.

Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm của Học viện Tài chính nằm ở ngưỡng rất cao

Tương đồng với đó, điểm chuẩn đầu vào của trường cũng không hề thấp. Với phương thức xét dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, trường chia hai nhóm tính theo thang 30 và 40 điểm (môn Tiếng Anh nhân hệ số 2).

Trong các ngành tính theo thang điểm 30, ngành Tài chính - Ngân hàng 3 lấy thấp nhất là 25,45 điểm và Kế toán cao nhất là 26,2 điểm. Các ngành tính theo thang điểm 40, Kế toán doanh nghiệp có điểm trúng tuyển thấp nhất (32,95 điểm), Ngôn ngữ Anh cao nhất (34,32 điểm). Điểm trúng tuyển theo từng ngành vào Học viện Tài chính năm 2022 cụ thể như sau:

Đặt lên bàn cân tỷ lệ sinh viên có việc làm của BIG 4 Kinh tế miền Bắc: Trường nào thực sự giữ ngôi vương? - Ảnh 7.

Điểm chuẩn trúng tuyển vào Học viện Tài chính năm 2022

4. Học viện Ngân hàng

Học viện Ngân hàng được thành lập từ năm 1961. Đây là trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện tại Học viện Ngân hàng đang đào tạo các ngành: Tài chính - Ngân hàng Chất lượng cao, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Ngôn ngữ Anh, Kinh doanh quốc tế, Luật kinh tế...

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng năm 2022 cao nhất là 28,05 và thấp nhất là 24 điểm. Theo đó, ngành lấy điểm cao nhất Luật Kinh tế là 28,05 điểm, cao hơn năm 2021 0,5 điểm. Hai ngành học lấy điểm chuẩn thấp nhất là ngành Kế Toán (liên kết quốc tế) và Quản trị kinh doanh (liên kết quốc tế) với 24 điểm.

Nhiều ngành của Học viện Ngân hàng có mức điểm chuẩn từ 26 điểm trở lên như Kinh doanh quốc tế (26,5 điểm), Tài chính chương trình chất lượng cao (26,1 điểm), Hệ thống thông tin quản lý (26,35 điểm), Công nghệ thông tin (26,2 điểm)...

Đặt lên bàn cân tỷ lệ sinh viên có việc làm của BIG 4 Kinh tế miền Bắc: Trường nào thực sự giữ ngôi vương? - Ảnh 8.
Đặt lên bàn cân tỷ lệ sinh viên có việc làm của BIG 4 Kinh tế miền Bắc: Trường nào thực sự giữ ngôi vương? - Ảnh 9.

Điểm chuẩn năm 2022 của Học viện Ngân hàng

Tỷ lệ trung bình sinh viên Học viện Ngân hàng ra trường có việc làm theo thống kê mới đây nhất là 92,44%. Trong đó, ngành Tài chính - Ngân hàng có tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao nhất (93,56%), đứng thứ hai là ngành Kế toán (93,41%). Ngành Hệ thống thông tin quản lý nằm "chót bảng" với 90,43%.

Đặt lên bàn cân tỷ lệ sinh viên có việc làm của BIG 4 Kinh tế miền Bắc: Trường nào thực sự giữ ngôi vương? - Ảnh 10.

Tỷ lệ trung bình sinh viên Học viện Ngân hàng ra trường có việc làm mới đây nhất là 92,44%