Dân tình thi nhau sắm nồi chiên không dầu, riêng cô gái này thì từ bỏ vì lý do không ai ngờ

Hương.H - Webuy, Clip: Cấn Hưng, Theo Trí Thức Trẻ 09:00 21/11/2020

Cuộc sống mà, tưởng như gặp được “chân ái” rồi nhưng bên nhau lâu mới “vỡ mộng”.

Nồi chiên không dầu đích thực là “trend” thời nay, người người mua, nhà nhà tậu. Âu cũng là điều dễ hiểu vì chiếc nồi này có quá nhiều ưu điểm vượt trội, từ tiết kiệm thời gian nấu, hạn chế tối đa dầu mỡ cho đến thực đơn nấu đa dạng.

Dân tình thi nhau sắm nồi chiên không dầu, riêng cô gái này thì từ bỏ vì lý do không ai ngờ - Ảnh 1.

Phương Anh (21 tuổi, Hải Phòng) - 1 cô nàng “nghiện bếp” chính hiệu cũng đã “rinh” về cho mình 1 chiếc nồi chiên không dầu để nấu nướng cho sướng tay

Ban đầu, cô nàng mê “em nó” lắm vì tha hồ chế biến các món chiên, nướng “healthy”, ăn đã miệng mà chẳng lo tăng cân. Chỉ cần hẹn giờ, chọn mức nhiệt là nồi “auto” làm chín thức ăn, nấu xong chỉ cần tháo giỏ ra để vệ sinh riêng, đỉnh thật sự!

Thời gian dần trôi, cứ ngỡ rằng chiếc nồi này sẽ mãi là “chân ái” nhưng sau 1 lần vô tình làm đổ nghiêng nồi, cô nàng mới vỡ mộng vì phát hiện ra mặt trong của nồi… bẩn không bút nào tả xiết.

Mặt trong của nồi, đặc biệt là khu vực mâm nhiệt và thanh đốt chính là nơi “hấp thu” các loại mùi, cặn thức ăn và dầu mỡ bắn lên. Oái ăm thay, khu vực này lại “khuất mắt trông coi” nên cô nàng hầu như chưa lau rửa bao giờ. Sau hơn 1 năm sử dụng, “visual” xinh xẻo tinh tươm ngày nào nay đã bám đầy vết bẩn

Điều đáng sợ hơn cả là phần mâm nhiệt và thanh đốt không thể nào làm sạch triệt để. Vì bộ phận này gắn liền với nồi chứ không thể tháo rời như giỏ chiên.

Lên mạng dò hỏi cách vệ sinh, Phương Anh được chỉ cho cách… tháo ốc vít để lấy các chi tiết ra rồi lắp lại, cực kỳ phức tạp mà cô nàng thì mù tịt về các loại máy móc nên không dám thử cách này. Nhỡ tháo ra lắp lại không hoạt động được thì chỉ “béo” mấy chị thu mua sắt vụn thôi.

Dân tình thi nhau sắm nồi chiên không dầu, riêng cô gái này thì từ bỏ vì lý do không ai ngờ - Ảnh 3.

Thử đổi sang dùng giấy ướt để lau, tình hình có cải thiện nhưng vết bẩn vẫn còn lưu lại

Còn với 1 số cặn thức ăn “cứng đầu” bám trên thanh đốt, cô nàng thử dùng bàn chải để cọ. Nhưng than ôi, lông bàn chải cứng quá nên “đánh bay” luôn 1 phần lớp tráng cách điện bên ngoài thanh đốt.

Chẳng lẽ không còn cách nào nữa? Cô nàng bèn chuyển sang sử dụng phương án mạnh nhất - sử dụng chất tẩy rửa. May mà chưa kịp thực hiện thì cô nàng đọc được 1 bài đăng trên mạng, trong đó có hình ảnh phụ kiện nồi chiên không dầu bị bào mòn vì được vệ sinh bằng chất tẩy rửa hóa học. Hú vía, suýt chút nữa là “toang” cái nồi!

Dân tình thi nhau sắm nồi chiên không dầu, riêng cô gái này thì từ bỏ vì lý do không ai ngờ - Ảnh 4.

Nếu sử dụng chất tẩy rửa hóa học, linh kiện trong nồi có thể sẽ bị ăn mòn như thế này (Ảnh: Tyra Lee)

Quá tam ba bận, cuối cùng thì Phương Anh quyết định tạm biệt cái nồi, cất tạm “em” vào 1 góc, mình tạm thời không nhìn nhau “em” nhé, sau đó quay về với chiếc lò nướng năm xưa.

Trên mạng xã hội, đã có không ít người dùng chọn quay trở lại với lò nướng thông thường giống như Phương Anh. Nhưng nếu bạn mới sử dụng nồi chưa lâu và vẫn muốn đồng hành với nồi chiên không dầu lâu dài, bạn có thể tham khảo 1 số biện pháp làm sạch mặt trong của nồi như dưới đây nhé!

"Góc chết" khi vệ sinh nồi chiên không dầu: Có người để cả năm... không rửa

Làm sạch bằng nước nóng và miếng chùi rửa mềm

Dân tình thi nhau sắm nồi chiên không dầu, riêng cô gái này thì từ bỏ vì lý do không ai ngờ - Ảnh 6.

Theo lời khuyên của hãng Philips, bạn có thể dùng 1 miếng xốp mềm và nước nóng để làm sạch bên trong thiết bị (trước đó bạn nhớ rút phích cắm, lấy giỏ ra và lật ngược thiết bị lên để tiếp cận thanh đốt dễ dàng hơn)

Nếu cần thiết, bạn có thể loại bỏ cặn thức ăn dính trên thanh đốt bằng bàn chải sợi mềm. Do thanh đốt có 1 lớp tráng cách điện nên bạn tuyệt đối không nên sử dụng bàn chải cứng vì chúng có thể làm hỏng lớp tráng này.

Sau khi làm sạch mặt trong và thanh đốt, bạn hãy xoay nồi về lại tư thế ban đầu, bật công tắc để nồi hoạt động (không nguyên liệu) trong vài phút để phần cặn thức ăn còn lại bong ra.

Pha loãng chất tẩy rửa lành tính cùng nước nóng để vệ sinh

Một số thành phần tẩy rửa lành tính như chanh, giấm, baking soda hay nước rửa bát chiết xuất thiên nhiên (pha loãng) sẽ giúp việc vệ sinh mặt trong nồi đạt hiệu quả tốt hơn, đồng thời tránh làm thanh đốt/mâm nhiệt bị ăn mòn.

Gợi ý cho bạn 1 số sản phẩm tẩy rửa lành tính:

Sử dụng giấy bạc, giấy nến để ngăn tối đa dầu, mỡ bắn

Dân tình thi nhau sắm nồi chiên không dầu, riêng cô gái này thì từ bỏ vì lý do không ai ngờ - Ảnh 10.

Bên cạnh việc làm sạch định kỳ, bạn có thể ngăn ngừa tối đa tình trạng dầu, mỡ bắn bằng cách sử dụng giấy bạc, giấy nến để bọc thức ăn khi đưa vào trong nồi. Tất nhiên, cách này cũng có 1 nhược điểm nhỏ là thịt sẽ hơi ướt và không được giòn bằng kiểu nướng thông thường.

Ảnh: Internet