Cùng nghe chuyên gia tại tâm dịch giải tỏa nỗi lo phản ứng phụ sau tiêm ngừa vaccine Covid-19 mũi 2

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 17:30 27/09/2021

Hiện nay, nhiều địa phương đã hoàn tất tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 cho người đủ điều kiện và chuẩn bị đẩy nhanh việc tiêm mũi 2. Tuy nhiên, có nhiều luồng thông tin chia sẻ về phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm khiến nhiều người hoang mang, lo lắng.

Các tác dụng phụ của vaccine Covid-19

Cho đến hiện tại, tác dụng to lớn của việc tiêm vaccine Covid-19 mang lại cho cuộc chiến chống đại dịch này là điều không thể chối cãi, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và nguy cơ bệnh tiến triển nặng, giảm tỉ lệ tử vong và khả năng lây lan của dịch bệnh. Một báo cáo được công bố bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ) cho thấy những người không được tiêm chủng có nguy cơ nhập viện vì Covid-19 cao hơn 29 lần so với những người đã được tiêm chủng bị nhiễm trùng đột phát.

Tuy nhiên, trước những chia sẻ rằng của người đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 2 rằng phản ứng sau tiêm rất nghiêm trọng, nhiều người cảm thấy lo lắng khi bản thân sắp tới thời điểm tiêm vaccine Covid-19 mũi 2.

Cùng nghe chuyên gia tại tâm dịch giải tỏa nỗi lo phản ứng phụ sau tiêm ngừa vaccine Covid-19 mũi 2 - Ảnh 1.

Thực tế, bất kỳ loại thuốc hay vaccine nào đưa vào cơ thể đều có thể gây ra những tác dụng phụ với nhiều mức độ khác nhau, vaccine ngừa Covid-19 cũng không ngoại lệ. Bác sĩ Ngô Đức Hùng - Bệnh viện Bạch Mai, hiện là bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM chia sẻ, hầu hết phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 đều xuất phát từ phản ứng viêm, viêm tại chỗ và viêm toàn thân: sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi cơ... Các phản ứng ở mức độ nhẹ tới trung bình chỉ xuất hiện 1 - 2 ngày rồi hết mà không cần phải can thiệp y tế. Một vài trường hợp đặc biệt sẽ gặp phản ứng dị ứng hiếm gặp khác như nổi mẩn, vi huyết khối... Những trường hợp này cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn thêm.

Theo bác sĩ Hùng, mỗi cơ thể có phản ứng với các vật chất kích thích sinh kháng thể khác nhau. Có người phản ứng mạnh, có người phản ứng nhẹ nên khả năng sinh kháng thể bảo vệ mỗi người cũng khác nhau. Chính vì thế, ở người này tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 1 không gặp phản ứng phụ đáng kể nhưng khi tiêm mũi 2 thì lại gặp nhiều phản ứng phụ gây mệt mỏi. Nhưng ngược lại có người sau tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi 1 rất mệt mỏi nhưng tới mũi 2 thì lại khỏe mạnh bình thường.

Cùng nghe chuyên gia tại tâm dịch giải tỏa nỗi lo phản ứng phụ sau tiêm ngừa vaccine Covid-19 mũi 2 - Ảnh 2.

Về phản ứng phụ sau tiêm mũi 2, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng tác dụng phụ sau mũi 2 ở một vài người có thể nhiều hơn so với các phản ứng đã gặp sau mũi 1. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tạo kháng thể và đã có đáp ứng miễn dịch.

Chọn "trợ thủ đắc lực" giúp đối phó với các phản ứng phụ sau tiêm

Trước câu hỏi có nên uống paracetamol trước khi tiêm vaccine Covid-19 để không bị sốt, bác sĩ Hùng lý giải: "Paracetamol có tác dụng ức chế các chất hóa học gọi là Prostaglandin, đây là chất kích thích gây tăng thân nhiệt và phản ứng đau nên có tác dụng hạ sốt và giảm đau ở mức độ vừa phải và an toàn, đó cũng là lý do nó thuộc nhóm không cần kê đơn. Sau khi vào cơ thể, thuốc sẽ vào máu và xử lý qua gan, thời gian có tác dụng thường chỉ trong 4 - 6h, do đó, việc uống paracetamol trước khi tiêm vaccine để phòng đau và sốt không mang lại tác dụng. Nên phải uống thuốc hạ sốt đúng thời điểm và đúng hàm lượng.

Bác sĩ Hùng cũng đưa ra lưu ý về liều lượng sử dụng paracatamol để giảm đau hạ sốt sau tiêm vaccine ngừa Covid-19. Trong đó liều lượng chuẩn là 10 - 15mg/kg cân nặng và mỗi lần uống cách nhau mỗi 4 - 6h. Hầu hết người Việt đều có cân nặng từ 50 - 70kg nên lượng Paracetamol thông thường sẽ rơi vào khoảng giữa 500 - 1000mg. Mọi người có thể lựa chọn thuốc hạ sốt có hàm lượng 650mg với liều 1 viên mỗi lần là hợp lý cho đa số.

Điều lưu ý quan trọng sau tiêm là khi cơ thể có một trong số những biểu hiện bất thường sau như tê môi, lưỡi, xuất huyết dưới da, nổi mẩn đỏ, tím tái; có cảm giác ngứa, cứng họng, khó nói; có triệu chứng đau đầu kéo dài, co giật; có dấu hiệu đau tức ngực, đánh trống ngực liên tục, ngất xỉu; buồn nôn, nôn, tiêu chảy; khó thở, thở rít; sốt liên trục trên 39 độ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt… thì cần nhanh chóng liên hệ với đội ngũ y tế hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được can thiệp và xử lý kịp thời.

Thương hiệu thuốc giảm đau, hạ sốt được tin dùng

Hapacol vốn là thương hiệu lâu đời với 18 năm lịch sử và quen thuộc với người dùng khi luôn nằm trong top 3 thuốc giảm đau hạ sốt chiếm thị phần chủ yếu tại Việt Nam. Đặc biệt, Hapacol còn sở hữu danh mục 23 sản phẩm giảm đau hạ sốt đa dạng hàng đầu hiện nay, trong đó có đến 16 sản phẩm dành riêng cho người lớn với nhiều hàm lượng phù hợp với thể trạng người Việt.

Thuốc hạ sốt Hapacol 650 với liều lượng 650mg paracetamol của Dược Hậu Giang được phân loại liều lượng phù hợp cho nhiều nhóm đối tượng, dễ sử dụng và có tác dụng giúp hạ sốt, giảm đau hiệu quả, nhanh chóng. Hapacol 650 được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn Japan-GMP (tiêu chuẩn Nhật Bản) nên đạt chất lượng quốc tế, chiếm được sự tin tưởng của nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

Cùng nghe chuyên gia tại tâm dịch giải tỏa nỗi lo phản ứng phụ sau tiêm ngừa vaccine Covid-19 mũi 2 - Ảnh 3.

Hapacol 650 giúp giảm nhanh các cơn đau đầu, đau nửa đầu. Ngoài ra, thuốc còn giảm đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng; hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. GPQC: 24e/2021/XNQC/QLD

Liên hệ: Liên hệ 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Hotline: 0292.3891433