Mặt nạ ngủ có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da sau một đêm. Tuy nhiên, những loại mặt nạ quá dày sẽ có thể gây phản tác dụng. Khi đó, da sẽ dễ gặp phải tình trạng bị bí và có thể gây dư thừa độ ẩm. Chúng cũng là nguyên nhân khiến lượng chất nhờn tăng tiết và tích tụ lại dưới da và gây mụn. Bạn nên thoa một lớp mặt nạ mỏng theo đúng liều lượng hướng dẫn để không khiến lớp mặt nạ quá dày.
Đừng quên thực hiện ngay bước làm sạch sau khi thức dậy vào mỗi sáng. Bởi nếu để mặt nạ trên da quá lâu có thể khiến chúng khó làm sạch hết hoàn toàn. Cặn mặt nạ còn sót có thể tích tụ dưới sâu lỗ chân lông và khiến tình trạng mụn "bùng phát". Một lưu ý nữa là bạn nên sử dụng nước ấm để làm sạch mặt nạ ngủ tốt hơn.
Để mặt nạ cọ xát với chăn, gối có thể khiến chúng bị trôi và không phát huy hết tác dụng. Một số loại mặt nạ cotton còn có thể bị xô lệch trong khi ngủ. Cọ xát với chăn, gối còn tạo điều kiện khiến mặt nạ dính bụi bẩn và gây mụn cho da.
Bạn nên lưu ý đắp chúng trước khi ngủ khoảng 15 phút để mặt nạ được giữ trên da cố định hơn. Ngoài ra, khi thoa mặt nạ ngủ dạng kem, bạn hãy đợi cho chúng se lại trước khi đi ngủ và nằm ở tư thế thoải mái nhất để tránh cọ xát nhé!
Không phải cứ đắp mặt nạ ngủ mỗi đêm sẽ khiến da được cung cấp độ ẩm tốt nhất đâu. Việc quá lạm dụng chúng có thể gây bí da và khiến mụn sinh sôi. Bạn nên dùng chúng 1-2lần/ tuần và có thể tăng số lần nếu thấy da thường xuyên bị khô. Hơn nữa, khi da đang có mụn bạn cần hạn chế sử dụng mặt nạ ngủ. Bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến tình trạng mụn nghiêm trọng hơn đó!