Nếu bạn chỉ đổ mồ hôi ở vùng trán mà các bộ phận khác không có thì chứng tỏ dạ dày đang gặp vấn đề. Hãy thử quan sát xem lớp phủ ở lưỡi có bị sưng đỏ hay không. Bởi điều này có thể là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Bạn nên duy trì chế độ ăn nhẹ, ít dầu mỡ, cay, mặn để tránh làm kích thích dạ dày.
Mũi ra nhiều mồ hôi ngầm chứng tỏ phổi đang hoạt động kém, dẫn đến khả năng miễn dịch cũng suy yếu. Lúc này, bạn hãy thử xoa bóp bàn tay nhiều hơn bởi bàn tay là bộ phận của kinh mạch phổi, có thể được kích thích và điều hòa bằng cách vỗ nhẹ.
Người bị cường giáp sẽ dễ gặp phải tình trạng đổ mồ hôi ở vùng ngực. Hiện tượng ra mồ hôi ở ngực cũng có thể xảy ra khi cơ thể bị sốt và nhiệt độ cơ thể không ổn định. Lúc này đừng quá lo lắng, hãy ăn ít đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ sống và đồ lạnh để giải tỏa căng thẳng hợp lý. Những người hay ra mồ hôi ở ngực cũng nên ăn những thực phẩm có tính ấm và bổ dưỡng như khoai lang, chà là đỏ, lúa mạch, đậu đỏ và bí ngô.
Một số người đổ mồ hôi tay, chân khi cảm thấy hồi hộp, phấn khích hoặc lo sợ nhưng đây cũng là một biểu hiện của tình trạng thiếu máu. Đổ mồ hôi ở bàn tay và bàn chân của phái nữ nhiều khả năng là do kỳ kinh nguyệt gây ra. Bạn có thể massage vùng bụng hàng ngày sau bữa ăn và kiểm soát khẩu phần ăn, không nên ăn đồ sống hoặc đồ nguội.
Do dưới nách có nhiều tuyến mồ hôi nên cơ thể dễ đổ mồ hôi hơn. Nếu mồ hôi tiết ra có vị nồng khó chịu thì đồng nghĩa là khẩu phần ăn hàng ngày có vấn đề, bạn nên chú ý ăn nhạt để giảm bớt hiện tượng này. Khi đã thay đổi chế độ ăn mà không thuyên giảm thì nên đến bệnh viện để điều trị bằng tia laser. Ăn nhiều trái cây hơn trong chế độ ăn uống của bạn.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline