Dân gian có câu "Con gái giống cha, con trai giống mẹ". Câu nói này chỉ đúng một phần, còn sự thật thì không hoàn toàn như vậy.
Hình thể của chúng ta thực chất lấy từ cả bố lẫn mẹ, với các đường nét được pha trộn giữa cả 2 bộ gene. Và từng đường nét sẽ phụ thuộc vào việc gene đó là trội hay lặn.
Nhưng câu chuyện là thứ gì được lấy từ ai, bạn có biết không? Đây thực chất là một câu hỏi hết sức quan trọng, vì khi xác định được đâu là gene trội, một người có thể tìm cách cải thiện được thế hệ tiếp sau theo chiều hướng tốt hơn.
Có một quan niệm cổ hủ thời xưa, là khi thấy vợ chỉ đẻ con gái thì cho rằng người vợ "không biết đẻ". Nhưng khoa học đã chứng minh, gene quy định giới tính lại di truyền từ người bố.
Lý do là vì trứng luôn mang nhiễm sắc thể (NST) X, trong khi tinh trùng có cả X và Y. Tùy vào việc nhận được tinh trùng mang NST nào mà đứa trẻ sẽ mang giới tính nam hoặc nữ.
Nhưng chưa hết nhé. Nếu người bố sinh ra trong gia đình nhiều con trai, thì khả năng sinh con trai cũng lớn hơn. Và ngược lại, nếu nhà nhiều chị em gái thì khả năng có con gái cũng cao hơn.
Còn một vấn đề nữa: NST Y thực chất mang ít gene hơn X, bởi vậy mà con trai thường giống mẹ hơn. Con gái thì nhận được NST X từ cả bố và mẹ, nên các đặc điểm được san sẻ từ cả 2 người.
Nếu người cha có răng yếu, phải đi nha sĩ thường xuyên, thì người con cũng rất dễ gặp vấn đề về răng miệng. Bởi lẽ, gene về răng của bố thường trội hơn, và các tính trạng ấy cũng di truyền xuống người con.
Các gene quyết định trí tuệ chủ yếu nằm trong NST X. Bởi vậy nếu sinh con trai, trí thông minh chủ yếu sẽ được thừa hưởng từ mẹ.
Con gái thì nhận được NST X từ cả bố lẫn mẹ, nên sẽ thừa hưởng trí tuệ hòa trộn của cả hai.
Tuy nhiên điều này cũng không quá quan trọng, vì trí tuệ nhận được từ bố mẹ chỉ chiếm 40% thôi. Phần còn lại sẽ được hấp thụ trong quá trình phát triển, học tập và làm việc sau này.
Rủi ro này đến từ người cha, chính xác hơn là độ tuổi. Càng cao tuổi, chất lượng tinh trùng càng giảm, và khả năng truyền gene đột biến cho đứa trẻ sẽ cao hơn. Điều này làm tăng tỷ lệ hình thành các chứng bệnh tâm lý hơn, như tự kỷ, tăng động hoặc rối loạn lưỡng cực.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí JAMA Psychiatry, thì những người làm bố khi trên 45 tuổi, con cái có tỉ lệ tự sát cao hơn, và khó tiếp thu kiến thức hơn.
Quả thực, có những người rất khó để giảm cân, và điều này một phần có liên quan đến gene. Rủi ro ấy sẽ được chia đều cho bộ gene của cả bố lẫn mẹ.
Tuy nhiên nếu xét về cân nặng, đứa trẻ chủ yếu chịu ảnh hưởng từ người mẹ. Nếu người mẹ có thân hình gầy, nhỏ nhắn, con cũng sẽ như thế.
Gene là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chiều cao của một người - lên đến 60%-80%. Và thông thường, người cha sẽ gây ảnh hưởng này nhiều hơn so với mẹ.
Những đứa trẻ trong cùng 1 gia đình chưa chắc đã có chiều cao như nhau. Thông thường, con út sẽ có chiều cao thấp hơn.
Màu mắt nâu là gene trội, đặc biệt là khi nó đến từ người cha. Vậy nên nếu người cha có mắt nâu, thì dù người mẹ có mắt màu gì đi chăng nữa, đứa con gần như chắc chắn sẽ có mắt màu nâu.
8. Tóc xoăn
Tóc xoăn là gene trội, nhưng điều này không có nghĩa rằng chỉ cần bố hoặc mẹ có tóc xoăn thì đứa con cũng thế.
Tính trạng của tóc được quy định như sau:
- Cả bố lẫn mẹ có tóc xoăn => tóc con cũng xoăn.
- Bố mẹ tóc thẳng => con tóc thẳng
- Nếu một người xoăn, một người thẳng => con có tóc gợn sóng.
- Nếu ông, bà hoặc anh em ruột bố mẹ có tóc xoăn => đứa trẻ vẫn có thể có tóc xoăn.
Tham khảo: Bright Side