Co thắt bao xơ - nỗi lo của bất kì những ai từng nâng ngực

Ngọc Xuân, Theo Helino 22:40 20/07/2019

Khi đặt bất kì một chất liệu gì vào cơ thể, xung quanh nó sẽ hình thành một cấu trúc gọi là bao xơ.

Một trong số những nỗi lo lớn nhất của những người từng đi nâng ngực đó là "co thắt bao xơ". Ngực nên luôn có độ mềm, dẻo, kể cả khi là ngực đã độn hoặc ngực được tái tạo sau khi phẫu thuật cắt bỏ ung thư vú. Tuy nhiên, nếu ngực của bạn thay đổi hình dáng và sờ vào thấy cứng thì có khả năng bạn đã bị bao xơ.

Co thắt bao xơ - nỗi lo của bất kì những ai từng nâng ngực - Ảnh 1.

Bao xơ hình thành và bọc quanh túi ngực.

Đây là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch cơ thể đối với các vật lạ được đưa vào cơ thể, không chỉ riêng túi độn ngực mà còn các loại implant (thiết bị được cấy vào cơ thể) khác. Bao xơ được hình thành với mục đích ngăn không cho bất kì vật thể lạ nào phát triển và có khả năng tổn thương cơ thể bạn, tuy nhiên khi bao xơ bị co thắt hoặc dày lên, nó có thể siết túi độn ngực của bạn, gây nên đau đớn, thay đổi kết cấu ngực và làm cứng phần ngực được độn.

Nguyên do gây nên co thắt bao xơ là gì?

Co thắt bao xơ - nỗi lo của bất kì những ai từng nâng ngực - Ảnh 2.

Nâng ngực bị co thắt bao xơ là nỗi sợ của nhiều chị em.

Co thắt bao xơ có thể xảy ra bất kì lúc nào sau khi túi độn được đặt vào ngực. Theo trang Very Well Health, nó có thể xảy ra vì nhiều nguyên do như nhiễm khuẩn khi phẫu thuật, song chưa có nghiên cứu nào chỉ ra một yếu tố cụ thể đóng vai trò lớn trong việc này. Để túi độn ngực càng lâu thì nguy cơ bị bao xơ càng lớn.

Biểu hiện của co thắt bao xơ

Bao xơ có thể rất khó để nhận ra và mức độ nghiêm trọng của nó được đánh gia trên thang Baker theo những quy chuẩn sau:

- Cấp độ 1: Ngực vẫn mềm và trông bình thường, bao xơ có độ dẻo.

- Cấp độ 2: Ngực trông bình thường, nhưng sờ vào thấy cứng.

- Cấp độ 3: Ngực cứng và bị thay đổi hình dáng do co thắt, có thể có dạng tròn hoặc túi độn ngực bị hướng lên trên.

- Cấp độ 4: Trông giống với cấp độ 3, nhưng bao xơ có độ cứng nhiều hơn.

Khi chuyện này xảy ra, bạn sẽ phải làm phẫu thuật lấy bao xơ ra, và có thể thay một túi độn ngực mới vào chỗ cũ.

Co thắt bao xơ - nỗi lo của bất kì những ai từng nâng ngực - Ảnh 4.

Những túi độn ngực bị bao xơ được lấy ra bằng phẫu thuật. Nguồn ảnh: AR Plastic Surgery.

Tuy nhiên, theo trang Very Well Health thì có đôi khi bạn sẽ không cần phẫu thuật mà có thể dùng các biện pháp như mát-xa, siêu âm hoặc dùng thuốc theo chỉ thị của bác sĩ.

Bạn có thể làm gì?

Do đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nên rất khó để phòng tránh hoàn toàn được, việc mát-xa có thể giúp được phần nào nhưng không chắc chắn ngăn chặn co thắt bao xơ. Vậy nên điều tốt nhất bạn nên làm là đi kiểm tra thường xuyên mỗi 2 đến 5 năm để theo dõi. Trong những lần kiểm tra, bạn sẽ được sắp xếp để chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) để thấy rõ hình ảnh, tình trạng túi ngực.

Co thắt bao xơ - nỗi lo của bất kì những ai từng nâng ngực - Ảnh 5.

Ảnh chụp MIR cho thấy ngực phải của người phụ nữ bị co thắt bao xơ. Nguồn ảnh: Research Gate.

Ngoài ra, để ngực có thể nhanh chóng lành lặn và giảm thiểu nguy cơ co thắt bao xơ, bạn nên:

Bỏ hút thuốc trước khi phẫu thuật: việc hút thuốc trước, trong hoặc sau khi phẫu thuật làm tăng khả năng nhiễm trùng và khả năng gây bao xơ. Nó cũng sẽ làm chậm quá trình phục hồi.

Hạn chế hoạt động nhiều: Cần giảm các hoạt động thể chất và những công việc có thể gây tổn thương đến phần ngực vừa chỉnh sửa.

Source (Nguồn): Very Well Health, Research Gate, FDA…