Việc gì ở trên đời đều xuất phát từ một nguyên nhân nào đó. Không có chuyện tự dưng mà thế này hay tự dưng mà thế nọ. Có gieo một hành động gì đó mới nhận lại được một đáp trả tương tự. Chẳng có gì gọi là tự nhiên xảy ra ở đây, nên thành ngữ có một câu rất hay “Không có lửa làm sao có khói”.
Đây là một lời dạy không chỉ ý nghĩa ở thời xưa mà còn có thể áp dụng như những bài học thực tiễn thời nay, và tất nhiên những thành ngữ như thế này luôn được các thầy cô giáo sử dụng rất nhiều trong nhà trường, đặc biệt là môn Văn học. Khi học trò làm sai điều gì đó mà tỏ ra dấu giếm, cô giáo luôn luôn nói thành ngữ này để nói.
Tuy nhiên mới đây, bằng những kiến thức khoa học được học, các cô cậu học trò đã có cách chứng minh "không lửa mà vẫn có khói". Cụ thể câu chuyện này bắt nguồn trên mạng xã hội khi một giáo viên dạy Văn bước vào lớp chuyên Hóa để dạy. Hùng hồn khẳng định không có lửa làm sao có khói nhưng bị học trò phản bác lại bằng kiến thức môn Hóa: "NH3 + HCl -> NH4Cl - phản ứng tạo hiện tượng khói trắng bay ra mà không cần tới lửa".
NH3 + HCl -> NH4Cl - phản ứng tạo hiện tượng khói trắng bay ra mà không cần tới lửa.
NH4Cl">Ngay sau khi bài đăng được đăng tải, rất nhiều cư dân mạng đã thi nhau bình luận về vấn đề này. Một bộ phận cho rằng thành ngữ chỉ khuyên dạy người ta làm điều hay lẽ phải, việc phân tích quá cặn kẽ là không hay.
"Trong Văn học mọi thứ không thể đều biến thành có thể và điều này ai cũng biết, xét về nghĩa đen thì đúng mà, không có nguyên nhân thì làm sao có kết quả", bạn G.H bình luận.
"Cạn lời trước tụi học trò luôn, lấy hóa để giải thích thành ngữ thì chịu rồi, chắc ông bà ta phải "buồn" lắm khi nhìn thấy điều này", bạn P.O cho hay.
Dưới bài đăng cũng không ít dân chuyên Hóa cho rằng thực chất thì NH4Cl không phải là khói mà là các phân tủ nhỏ lơ lửng giống khói thôi. "NH4Cl tồn tại ở dạng tinh thể, phản ứng này làm người ta tưởng tạo ra khói thôi chứ thật ra là không phải. Nói chung là cô Văn vẫn đúng nhé" hay "NH4Cl là tinh thể màu trắng bay ra đó, có phải khói đâu!".