Tạm xa rời những câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt hay những căn bệnh hiểm nghèo khiến người xem rùng mình, drama Hàn những năm gần đây đã có sự cải tiến đáng kể về mặt nội dung. Tuy vậy, do số lượng đầu phim được sản xuất ngày càng nhiều nên các nhà đài không thể tránh khỏi tình trạng "giẫm chân" lên nhau trong việc lựa chọn chủ đề. Thậm chí chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, người xem đã bất đắc dĩ phải theo dõi hàng loạt những tác phẩm có mô-típ tương đồng. Hãy cùng điểm lại những câu chuyện đã trở nên nhẵn mặt đối với khán giả xem đài trong suốt thời gian qua!
1. Mất trí nhớ
Đây có lẽ là đề tài khiến các fan phim Hàn ngán ngẩm nhất. Tuy được lồng ghép vào phim một cách vô cùng khéo léo nhưng bởi vì quá quen thuộc, nó đã vô tình mang lại cảm giác buồn chán cho người xem. Những tác phẩm nổi bật gần đây được xây dựng dựa trên mô-típ này là
Nice Guy,
A New Leaf,
Trot Lovers, The Legendary Witch và Fated to Love You. Một người hâm mộ bình luận trên diễn đàn Soompi:
"Dù biết rõ ý đồ của biên kịch nhưng tôi vẫn chẳng thể tìm thấy bất cứ sự hứng thú nào từ chuyện nhân vật chính bị mất trí nhớ. Việc chờ đợi nam hoặc nữ chính khôi phục ký ức đã khiến tôi quá chán ngán ngẩm".
2. Tài phiệt (Chaebol)
Không thể phủ nhận, tài phiệt là nhân vật được các nhà làm phim xứ Hàn ưu ái nhất từ trước đến nay. Trung bình cứ 10 tác phẩm truyền hình, hẳn sẽ có ít nhất 1 bộ phim mà nam chính giữ vai trò giám đốc (hoặc người thừa kế) của một chuỗi nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, trung tâm thương mại... Điều này đã được minh chứng rõ ràng qua loạt phim như
Boys Over Flowers,
Can You Hear My Heart,
Lie to Me,
Secret Garden,
Fated to Love You,
The Heirs và mới nhất là
Hyde, Jekyll, I. Sở hữu hình tượng hoàn hảo, những chàng bạch mã hoàng tử thời hiện đại dễ dàng khiến các khán giả nữ chết mê chết mệt. Tuy nhiên, đó chỉ là mặt tích cực của dạng vai này. Ở một chiều hướng khác, nhiều người xem phải công nhận rằng: "Tôi đã không còn hào hứng với những chàng giám đốc nữa rồi".
3. Chướng ngại tâm lý
Nếu ung thư đã trở thành dĩ vãng thì giờ đây, phim Hàn có vẻ chuộng bệnh tâm lý hơn. Cụ thể, đó là chứng tâm thần phân liệt, khiến cho nhân vật sở hữu cùng lúc nhiều nhân cách khác nhau. Theo ý kiến của các "mọt phim" thì nguyên nhân khiến cho mô-típ này bị lạm dụng một cách thái quá là do tính hấp dẫn mà nó mang lại. Vừa gây chú ý, vừa tạo được hiệu ứng khán giả tốt, chẳng trách sao các nhà làm phim lại tranh nhau thực hiện đề tài này. Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến:
It's Okay, That's Love,
Hyde, Jekyll, I và
Kill Me Heal Me.
4. Tình yêu vượt thời gian
Gọi là mô-típ tình yêu vượt thời gian bởi vì trong những bộ phim này, cặp đôi nam - nữ chính sẽ được xây dựng là bạn thanh mai trúc mã từ thời thơ ấu. Đến khi trưởng thành, họ sẽ bất đắc dĩ xa nhau. Để rồi định mệnh sẽ kéo họ trở về bên cạnh đối phương một lần nữa. Dù là phim cổ trang hay hiện đại và có bao nhiêu nhân vật phụ đi chăng nữa, câu chuyện chắc chắn sẽ diễn ra theo cùng một hướng. Thế nên, theo dõi những tác phẩm này, khán giả sẽ không quá khó khăn trong việc đoán diễn biến tiếp theo.
The Moon Embracing The Sun và
I Miss You là hai ví dụ điển hình cho dòng phim này.
5. Nữ cải nam trang
Sự xuất hiện của những cô nàng đẹp trai trong các tác phẩm như The 1st Shop of
Coffee Prince,
You're Beautiful,
Sungkyunkwan Scandal và
To the Beautiful You là đặc điểm để nhận dạng mô-típ nữ cải nam trang. Nếu ban đầu, đề tài mới mẻ này đã tạo nên cơn sốt toàn châu Á thì càng về sau, dân tình đã không còn mặn mà với câu chuyện tình yêu giữa một anh chàng và cô nàng giả trai. Minh chứng rõ ràng là khi To the Beautiful You phát sóng vào năm 2012, bộ phim đã không đạt được thành công như mong đợi.
6. Tình yêu oan gia
(Tổng hợp)