Cổ nhân có câu: "Lên ba tuổi mới lớn, lên bảy đã già", cho thấy việc nuôi dạy trẻ ở độ tuổi 0-3 và 3-7 là rất quan trọng, thậm chí quyết định hướng đi và trình độ phát triển trong tương lai của bé. Nói cách khác, thành tích của trẻ trong giai đoạn giáo dục sớm có thể nói lên diện mạo cơ bản của trẻ sau khi lớn lên.
Cậu bé Dương Dương (Trung Quốc) thích xem TV, bà nội sợ không tốt nên thường xuyên dẫn cậu đến tiểu khu dưới lầu chơi. Người xung quanh quen biết đều nhận xét, cậu bé lớn lên nhất định có tiền đồ. Bà nội tò mò tại sao, hàng xóm nói: "Bà thấy đấy, toàn bộ trẻ em trong khu phố đang lắng nghe sự chỉ huy của Dương Dương, sau này chắc chắn là một người lãnh đạo". Bà nội sau khi nghe xong vô cùng vui vẻ.
Giáo sư Lý Mai Cẩn từng nói: "Tương lai đứa nhỏ có tiền đồ hay không, đưa đi dạo một vòng trong khu dân cư sẽ biết". Cha mẹ muốn biết con cái lớn lên có nổi bật, chỉ cần để ý 3 điểm sau đây:
Nếu có hai kiểu người lựa chọn để kết bạn, một là tương đối hướng nội không thích nói chuyện, hai là sống động và vui vẻ, hẳn hầu hết mọi người sẽ chọn kiểu thứ hai. Đứa trẻ từ nhỏ đã biết kết bạn, giỏi hơn trong việc xử lý các mối quan hệ giữa các cá nhân, lớn lên EQ cũng sẽ rất cao, thích hợp để trở thành lãnh đạo, chắc chắn sẽ rất có tiền đồ.
Tiến sĩ tâm lý học Walter Mischel, trường đại học Stanford, Mỹ đã tiến hành một thí nghiệm rất nổi tiếng có tên "Bài kiểm tra kẹo dẻo" (Marshmallow Test) vào những năm 60 của thế kỷ trước. Thí nghiệm này rất đơn giản: Những đứa trẻ trong độ tuổi mầm non sẽ được đưa vào ngồi trong căn phòng trống và lựa chọn 1 trong 2 khả năng. Với một viên kẹo dẻo, trẻ có thể chọn ăn ngay, hoặc chờ đợi trong 15 phút và phần thưởng sẽ là viên kẹo thứ 2.
Các bé đã trải qua quá trình "giằng xé nội tâm" giữa việc ăn hay không ăn, có bé quyết định ăn ngay, có bé kiên nhẫn chờ đợi với cái nhìn "day dứt", có bé vò đầu bứt tai, có bé quay mặt đi nơi khác, chỉ dám cầm lên rồi lại bỏ xuống, có bé không kìm lòng được bèn véo một miếng nhỏ… Thí nghiệm tuy đơn giản nhưng đã phần nào cho thấy tính cách cũng như khả năng kiềm chế, kiểm soát bản thân của mỗi bé.
Trong quá trình nghiên cứu xuyên suốt 50 năm, Mischel tiết lộ những kết quả nghiên cứu sâu hơn của cuộc thí nghiệm trong cuốn sách "Bài kiểm tra kẹo dẻo" (The marshmallow test: Mastering self-control), những đứa trẻ có thể nhận được viên kẹo thứ 2 có điểm thi SAT cao hơn, tỉ lệ nghiện ngập thấp hơn, ly hôn thấp hơn, béo phì thấp hơn… Đó cũng là những người thành công hơn trong cuộc sống.
Những đứa trẻ ra sân chơi biết chờ đợi, biết kìm hãm những mong muốn chưa cần thiết, khả năng kiểm soát sự chú ý, cảm xúc, suy nghĩ, hành động là một trong những điểm mạnh nhất để hướng đến sự thành công.
Trẻ em tự chủ có sức đề kháng nhất định với sự cám dỗ của cuộc sống. Kỷ luật tự giác với một người lớn vẫn rất khó khăn, nếu trẻ em có phẩm chất này từ khi còn nhỏ, sau này lớn lên dễ dàng hơn để thành công.
Chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều trẻ em lớn lên gặp phải những điều không thể quyết định, trên thực tế, điều này là bởi vì từ khi còn nhỏ không có ý tưởng riêng. Nếu quan sát đứa trẻ từ khi còn nhỏ, ở trong sân chơi hay hoạt động thường ngày rất có chủ ý, biết những gì mình muốn, có mục tiêu muốn hoàn thành và cố gắng để hoàn thành, sau đó đứa trẻ này trong tương lai chắc chắn sẽ có thành tựu.
Trẻ em từ nhỏ không có khái niệm lập kế hoạch, cần sự giúp đỡ của người lớn. Cha mẹ và con cái nên cùng nhau xây dựng kế hoạch và phải thực hiện theo kế hoạch. Thói quen tốt được hình thành trong 21 ngày. Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có, là những hành vi được lặp đi lặp lại nhiều lần. Từ từ, nó sẽ trở thành một "chương trình được tự động hoá trong não bộ".
Chẳng hạn, bạn đã thống nhất thời gian xem TV với trẻ, nhưng trẻ luôn luôn không làm theo thỏa thuận, đây là biểu hiện của sự tự kiểm soát kém. Cha mẹ nhắc nhở con cái trước khi đến thời gian, và nói rằng nếu không dừng lại đúng giờ, ngày mai sẽ không thể xem TV. Có giải thưởng và hình phạt để từ từ cải thiện khả năng kiểm soát của con mình.
Một cách khác để dạy trẻ tính tự chủ là đưa ra các tín hiệu. Ví dụ, bạn nói: "Mẹ cần con chú ý trong một phút nữa", "Con đã sẵn sàng để lắng nghe chưa nào?". Một kỹ thuật khác hiệu quả là sử dụng thời gian tạm dừng. Ví dụ, bạn nói con: "Nếu con đang tức giận, hãy hít sâu, đếm đến 10 trước khi trả lời", "Bình tĩnh lại, suy nghĩ đã nào con".