Chuyện đời trái ngược của anh công nhân và bác sĩ lương cao vạch trần hiện thực về hạnh phúc trong xã hội

Phan, Theo Phụ nữ Việt Nam 21:36 29/08/2022

Những tưởng kiếm được nhiều tiền có thể sở hữu hạnh phúc, thế mà càng sống càng mệt mỏi, khó có được niềm vui dẫu là nhỏ bé nhất.

Mới đây, một bức ảnh tự chụp của người đàn ông "với hạnh phúc nhỏ bé" tưởng như bình thường nhưng lại khiến dân mạng dậy sóng.

Cuộc sống tầm thường nhưng hạnh phúc đong đầy

Chuyện đời trái ngược của anh công nhân và bác sĩ lương cao vạch trần hiện thực về hạnh phúc trong xã hội - Ảnh 1.

Một người đàn ông trung niên làm nghề lao động chân tay đội mũ bảo hiểm, tay cầm 2 cây xúc xích chụp hình, trên mặt nở nụ cười hạnh phúc.

Anh đăng hình lên mạng xã hội kèm theo nội dung: "Đi làm về, đội mưa mua xúc xích cho vợ cũng là một hạnh phúc".

Người đàn ông vui vẻ kể lại một ngày của mình:

"Về nhà, trời đổ mưa, tuy mặc áo mưa nhưng giày vẫn bị ướt.

Trên đường thấy sạp đồ nướng, mua cho bà xã 2 cây xúc xích, hỏi thăm với chủ quán vài câu. Về đến nhà, vợ xinh đẹp nói, thèm xúc xích lâu rồi, hoan hô".

Một người bình thường trong thành phố rộng lớn đang tận hưởng chút hạnh phúc nhỏ nhoi của riêng mình. Câu từ bình dị khiến người đọc không khỏi nhoẻn miệng cười theo.

Trong phần bình luận, nhiều người lên tiếng ngưỡng mộ:

"Cuộc sống giản đơn, tràn đầy tình yêu này thật hạnh phúc".

"Thật ra, những khoảnh khắc ấm lòng không cần phải được tạo nên từ tiền bạc".

Chưa hết, trong tài khoản của người đàn ông cũng đầy ắp những bài đăng như nhật ký kể lại những niềm vui nhỏ trong cuộc sống.

Anh gọi vợ là "Phu nhân", gọi con trai là "Tiểu Lang" và tự gọi mình là "Ông bố tạp dề".

Những chuyện vụn vặn trong cuộc sống hằng ngày luôn tràn ngập vui vẻ và lạc quan. Ví dụ như lén chụp vợ ngồi bên đường ăn trái sung.

Chuyện đời trái ngược của anh công nhân và bác sĩ lương cao vạch trần hiện thực về hạnh phúc trong xã hội - Ảnh 2.

Ăn hộp cơm bình dân ở công trường mà như thể thưởng thức nồi lẩu cay thượng hạng

Chuyện đời trái ngược của anh công nhân và bác sĩ lương cao vạch trần hiện thực về hạnh phúc trong xã hội - Ảnh 3.

Tăng ca về nhà, vợ mua món thịt đầu heo anh thích ăn

Chuyện đời trái ngược của anh công nhân và bác sĩ lương cao vạch trần hiện thực về hạnh phúc trong xã hội - Ảnh 4.

Cũng giống như trong tác phẩm Jean-Christophe, bộ tiểu thuyết của nhà văn Romain Rolland, có câu: "Một người đang tràn đầy sức sống sẽ không hỏi bản thân sống để làm gì, mà chính là sống vì chính mình, vì những điều tốt đẹp tiềm ẩn trong cuộc đời nhỏ bé" (tạm dịch).

Người đàn ông đã dùng toàn bộ trái tim của mình để tiếp nhận cuộc sống, nhiệt huyết mà sống, nhờ đó nhận về những niềm hạnh phúc thân thương.

Đủ đầy vật chất nhưng hạnh phúc chẳng thấy đâu

Ngược lại với câu chuyện trên, một nhóm người trí thức thu nhập cao, sở hữu cuộc sống ai cũng thèm khát lại cảm thấy mỗi ngày trôi qua như địa ngục.

Chuyện đời trái ngược của anh công nhân và bác sĩ lương cao vạch trần hiện thực về hạnh phúc trong xã hội - Ảnh 5.

Một giáo sư y học 33 tuổi, tốt nghiệp đại học danh tiếng của Trung Quốc, làm việc ở bệnh viện lớn, lương sau thuế 600 nghìn NDT (hơn 2 tỷ đồng), nhưng lại sống không hề vui vẻ.

Mỗi ngày, anh đều bị công việc đè nặng, áp lực mỏi mệt, không có thời gian ngủ nghỉ, về nhà cũng không yên thân, sợ vụt mất cơ hội thăng tiến, sợ đồng nghiệp xem thường. Ngày nào cũng phải uống Melatonin cho dễ ngủ.

Lo sợ, mỏi mệt, ham muốn, so đo... là những thứ đang giày vò cuộc sống của người trẻ tuổi.

Những tưởng kiếm được nhiều tiền có thể sở hữu hạnh phúc, thế mà càng sống càng mệt mỏi, khó có được niềm vui dẫu nhỏ bé nhất.

Nhiều người bắt đầu hoài nghi về nỗ lực của bản thân. Cố gắng học hành từ nhỏ, thi vào trường giỏi, làm việc kiếm tiền mua nhà mua xe, trả nợ, kết hôn, sinh con đẻ cái, chăm sóc bố mẹ, lại tiếp tục bắt ép con học thật nhiều để sau này công thành danh toại. Một vòng lặp không hồi kết, tốn tiền tốn sức lực tốn thời gian, cuối cùng nhận về không phải hạnh phúc mà là mỏi mệt. Vì cớ gì?

Người ta có câu: "Đời người khổ nhất ở 2 thứ: Thiếu thốn vật chất và tâm hồn trống rỗng".

Vì để bù đắp cho sự thiếu hụt vật chất, chúng ta cố gắng bươn chải, một giây cũng không dám thả lỏng, bận bịu sinh tồn, làm tiêu phí đi sức lực của cả đời.

Một cách vô tình nào đó, chúng ta đã trở thành con kiến của thời đại, bị thúc đẩy về phía trước, mất đi cái tôi, chìm vào hố sâu tinh thần mục rữa.

Chuyện đời trái ngược của anh công nhân và bác sĩ lương cao vạch trần hiện thực về hạnh phúc trong xã hội - Ảnh 6.

Trong xã hội này, không ít người đang sống chưa đúng nghĩa. Tức là đủ đầy vật chất, nhưng tinh thần không được thỏa mãn và ngược lại.

Mặc dù ngày nào cũng đi ngủ đúng giờ, nhưng không thể nghỉ ngơi thật sự, giống như gánh nặng và nhiều thứ làm phân tâm, giấc ngủ mơ màng, không ngon.

Mặc dù tháng nào cũng có ngày nghỉ, nhưng chưa bao giờ biết "nghỉ" thật sự là gì vì lúc nào cũng mang công việc về nhà, có nhiều điều phải lo toan.

Mặc dù thường xuyên giải trí, nhưng không hề cảm thấy vui, có lẽ vì nhiều thứ trong đầu làm cho đôi môi không thể hé miệng cười.

Hẳn rằng không ít người cho rằng anh công nhân tan ca đội mưa mua xúc xích nướng cho vợ là sống khổ cực. Nhưng nếu so với vị giáo sư bác sĩ lương tháng cả tỷ kia, ai mới là người đang sống khổ cực hơn?

Nguồn: Zhihu