"Chiến thần nhà bếp" với giai thoại: Mua 1 lần dùng 3 đời không hỏng - Nay lại bị nhiều gia đình quay lưng

Phác Thái Anh, Theo Phụ Nữ Số 12:00 27/12/2024
Chia sẻ

Món đồ này từng quen thuộc trong căn bếp mọi nhà!

Trước đây trong các gia đình châu Á (điển hình là Việt Nam, Trung Quốc hay Thái Lan) đều dễ thấy sự xuất hiện của chiếc nồi nhôm trong bếp - món đồ gắn liền với "giai thoại": Mua 1 lần dùng 3 đời không hỏng!

Nồi nhôm, hay còn gọi là nồi thép, thực chất được làm từ nhôm, tùy từng nơi mà người ta lại có nhiều cách gọi khác nhau, nhưng tất cả đều cùng 1 loại. Theo thời gian, nồi nhôm ngày càng trở nên hiếm hoi trên thị trường, và những chiếc nồi nhôm trong gia đình hiện nay chủ yếu là đồ cũ, được truyền lại từ thế hệ trước.

"Chiến thần nhà bếp" với giai thoại: Mua 1 lần dùng 3 đời không hỏng - Nay lại bị nhiều gia đình quay lưng- Ảnh 1.

Ưu điểm của nồi nhôm

Nồi nhôm sở hữu ít nhất 4 ưu điểm, giúp nó nhiễm nhiên trở thành 1 trong những món đồ nhà bếp từng được nhiều gia đình săn đón:

- Giá thành hợp lý: Do nhôm là kim loại phổ biến vậy nên giá thành để chế tạo ra 1 nồi nhôm thường không quá cao. Điều này giúp nồi nhôm trở thành lựa chọn kinh tế cho nhiều gia đình, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế chưa phát triển mạnh mẽ.

- Khả năng dẫn nhiệt tốt: Nhôm có khả năng dẫn nhiệt tốt gấp 4 lần so với sắt, giúp việc nấu nướng trở nên nhanh chóng và tiết kiệm năng lượng.

- Nhẹ và dễ sử dụng: Nồi nhôm có trọng lượng nhẹ, dễ dàng cầm nắm và di chuyển, mang lại sự thuận tiện tối đa trong quá trình sử dụng.

- Độ bền cao: Nồi nhôm có độ bền rất cao, ngay cả khi đáy nồi bị hỏng vẫn có thể dễ dàng sửa chữa mà không cần thay mới. Trên mạng xã hội Tiểu Hồng Thư (Trung Quốc), một cư dân mạng từng chia sẻ rằng chiếc nồi nhôm của gia đình họ dù được sản xuất từ những năm 90 nhưng đến nay vẫn còn nguyên vẹn và hoạt động tốt, điều này khiến nhiều người ngạc nhiên về độ bền của sản phẩm.

"Chiến thần nhà bếp" với giai thoại: Mua 1 lần dùng 3 đời không hỏng - Nay lại bị nhiều gia đình quay lưng- Ảnh 2.

Lý do ngày nay nồi nhôm bị nhiều nhà "quay lưng"

Dù là loại nồi rất bền, vậy nhưng nồi nhôm lại ngày càng ít người sử dụng, thậm chí bị "loại bỏ" hoàn toàn. Dựa trên những chia sẻ của người dùng, có một số nhược điểm của nồi nhôm đã được chỉ ra như sau:

1. Dễ bị xỉn màu khi nấu nướng

Khi nhôm tiếp xúc với không khí, nó sẽ hình thành một lớp oxit nhôm mỏng trên bề mặt, khiến nhôm có thể bị xỉn màu theo thời gian. Đặc biệt, khi sử dụng nhôm làm nồi, sự tiếp xúc với các chất khác và nhiệt độ cao có thể làm lớp oxit này dễ bị phá vỡ, khiến nồi nhôm càng nhanh xỉn màu hơn.

Nhiều người thường dùng miếng cọ sắt để tẩy sạch vết xỉn, nhưng điều này lại vô tình làm mất đi lớp oxit bảo vệ trên bề mặt nhôm. Khi lớp oxit bị loại bỏ, nhôm sẽ lộ ra ngoài và dễ bị ăn mòn hơn, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến an toàn khi sử dụng.

"Chiến thần nhà bếp" với giai thoại: Mua 1 lần dùng 3 đời không hỏng - Nay lại bị nhiều gia đình quay lưng- Ảnh 3.

2. Vấn đề an toàn

Từ những năm 1970, các nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra rằng nhôm có thể đem đến tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, đặc biệt là khi tích tụ trong cơ thể ở mức độ cao. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng nhôm có thể gây tổn thương khó hồi phục cho các cơ quan như xương, hệ hô hấp, tim mạch và hệ thần kinh. 

Thêm vào đó, nhôm còn rất dễ phản ứng. Khi sử dụng nồi nhôm để nấu nướng, thực phẩm có tính axit hay kiềm sẽ dễ làm tăng sự giải phóng nhôm từ nồi. Tựu chung lại, khi sử dụng nồi nhôm để nấu nướng hoặc lưu trữ thực phẩm, dù là thời gian ngắn hay dài, cũng có thể ảnh hưởng đến sự giải phóng nhôm.

"Chiến thần nhà bếp" với giai thoại: Mua 1 lần dùng 3 đời không hỏng - Nay lại bị nhiều gia đình quay lưng- Ảnh 4.

3. Độ bền "vượt mức" nên nhà sản xuất "khó tồn tại"

Nhiều người tin rằng do chất lượng của nồi nhôm quá bền, dùng mãi chẳng hỏng, thậm chí một chiếc nồi có thể sử dụng hàng chục năm, cho nên nhà sản xuất khó tăng trưởng lợi nhuận. Từ đó dễ dẫn đến việc... phá sản. 

Tất nhiên đây chỉ là suy đoán của dân mạng còn tình hình cụ thể thì rất khó để xác định, nhưng nhiều người vẫn tin vào "giả thuyết" này.

Nguồn: Zhiyou



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày