Julie Zhuo là một trong những thực tập sinh đầu tiên tại Facebook, tốt nghiệp Stanford và nhanh chóng trở thành quản lý vào năm 25 tuổi. Hiện cô là phó chủ tịch thiết kế sản phẩm, đã thực hiện hàng trăm chương trình tuyển dụng và chỉ riêng đội của cô đã có hơn 250 người. Vì thế, không khó hiểu khi Zhuo nắm trong tay những kỹ năng tuyển dụng tinh tế cùng một con mắt nhìn người sâu xa, quyết đoán trong việc lựa chọn những nhân tố quý giá cho đội ngũ của mình.
Julie Zhuo bắt đầu là một thực tập sinh và hiện đã là phó chủ tịch thiết kế sản phẩm tại Facebook.
Tố chất ham học hỏi, không ngừng cải thiện bản thân là điều mà Zhuo luôn muốn tìm kiếm ở những ứng viên phỏng vấn. Đặc biệt, cô chỉ cần duy nhất một câu hỏi để ngay lập tức nhìn ra xem người đó có đủ phù hợp hay không.
Zhuo sẽ hỏi người đối diện về những tình huống khó khăn và thực sự là một trở ngại, thách thức lớn trong sự nghiệp từ trước tới nay của họ. Sau khi nắm bắt được bối cảnh câu chuyện, Zhuo tiếp tục xoáy sâu vào điều tiên quyết: "Nếu bạn có thể quay ngược thời gian lại thời điểm khó khăn đó, bạn sẽ làm gì để cải thiện tình hình?"
Chia sẻ về thói quen này của mình, Zhuo cho biết: "Tôi rất thích hỏi câu hỏi đó vì những xứng viên sẽ buộc phải bộc lộ bản thân, xem xét lại mọi yếu tố và tự vấn lại chính những ký ứng nội tâm của mình." Nói cách khác, Zhuo luôn tò mò về những cách thức mà ứng viên tương lai đối phó với tình huống, giải quyết nút thắt một cách khác biệt khi trải qua lần 2.
Không ngần ngại, Zhuo cũng tiết lộ những ai trả lời thờ ơ, không muốn làm gì khác so với quá khứ chắc chắn sẽ nhận được cái lắc đàu ngay lập tức. Đó là một dấu hiệu báo động đỏ cho thấy người này không có chí tiến thủ, dễ dàng chịu thua trước hoàn cảnh.
Ngược lại, một câu trả lời đúng và chuẩn ý Zhuo nhất là khi ứng viên đó ngay lập tức liệt ra ngay nhiều ý tưởng mới lạ, ứng biến linh hoạt trước những giả thuyết có thể xảy ra. "Tôi thực sự hứng thú với những ai làm được như vậy, vì họ cho thấy một sức sáng tạo tiềm tàng và sẵn sàng học hỏi qua những thất bại."
"Có một điều quan trọng nhất cần phải nhớ về nhiệm vụ tuyển dụng: Đó không phải là một vấn đề hay bài toán cần giải đáp, mà là một cơ hội để xây dựng nền móng tương lai cho công ty của bạn." Trích lời Zhuo.
Zhuo nhớ về một lần phỏng vấn anh chàng ứng viên tên Tom mới tốt nghiệp ra trường mà cô rất nhớ. Anh ấy không quá xuất sắc trong các bài kiểm tra được đưa ra, thậm chí còn hơi lúng túng ở một vài điểm, không tìm ra cách giải quyết. Thế nhưng, thái độ của Tom lại rất quyết tâm và không ngừng cố gắng, kể cả khi chưa chắc mình có đủ sức đạt đến đích cuối cùng hay không.
Sau cùng, kết quả vẫn không khả quan hơn là mấy. Thế nhưng, Zhuo vẫn quyết định đồng ý với Tom về một vị trí trong công ty. Chính sự kiên trì, nhẫn nại và không ngừng cống hiến trong cung cách xử lý tình huống đã khiến Zhuo phải nghĩ lại. Sau này, Tom đã thăng tiến nhanh và trở thành lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm.
Sau cùng, Zhuo luôn khuyến khích các nhà tuyển dụng hãy luôn có một cảm tính linh hoạt, không cứng nhắc trong cách chọn người. Kể ả khi bị áp lực và chỉ tiêu tuyển người đè nặng lên vai, Zhuo vẫn muốn mọi người suy xét kỹ về cơ hội đúng đắn cho những ai dám nghĩ dám làm, đặc biệt là có tinh thần không ngại khó trong công việc, thay vì nhanh chóng bị thuyết phục và tin tưởng vào một vài màn trình diễn ban đầu.