Chế độ dinh dưỡng toàn diện góp phần cải thiện thoái hóa khớp

Quang Vũ, Theo Phụ nữ số 13:30 13/05/2024

Thoái hóa khớp là tình trạng bệnh lý phổ biến ở Việt Nam hiện nay với nhiều nguyên nhân dẫn đến như: tuổi tác, thừa cân béo phì, tập luyện cường độ cao, thói quen sinh hoạt sai tư thế, chế độ ăn uống chưa khoa học, các nguyên nhân bệnh lý khác.

Theo Thạc sĩ Bác sĩ Trần Nhựt Minh (Bác sĩ Trần Minh), chuyên gia trong lĩnh vực cơ xương khớp tại phòng khám đa khoa BIC NANO CELL – Cần Thơ, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đa dạng ngoài những lợi ích to lớn đối với sức khỏe tổng thể thì còn góp phần vào việc cải thiện các tình trạng thoái hóa khớp.

Chế độ dinh dưỡng toàn diện góp phần cải thiện thoái hóa khớp - Ảnh 1.

Các nhóm thực phẩm cần thiết cho người bệnh thoái hóa khớp

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa canxi, phốt pho và vitamin D tốt cho xương khớp.

Thực phẩm giàu omega 3 mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, hạn chế sản xuất các cytokine, enzyme gây phá vỡ sụn giúp kháng viêm, giảm sưng khớp. Omega 3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, hàu, trứng hạt chia, đậu nành, quả óc chó, quả hạnh nhân,… người trưởng thành mỗi ngày nên cung cấp tối thiểu từ 250-500mg hàm lượng omega 3 tốt cho cơ thể.

Cá nhiều mỡ: Các loại cá nhiều mỡ cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho xương, chứa vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, hàm lượng axit béo omega – 3 cao.

Thực phẩm giàu vitamin như: vitamin K, C, E và đặc biệt là vitamin.

Vitamin K có nhiều trong rau cải, bông cải, bắp cải, dầu đậu nành, măng tây, dưa chuột, cần tây…

Vitamin C rất cần thiết cho cơ thể, giúp tạo ra sụn, bảo vệ xương khớp gối cũng là chất giúp chống oxy hóa, có nhiều trong các loại trái cây như đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dưa lưới, dâu tây, kiwi, quả mâm xôi; các loại rau họ cải súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, ớt chuông, cà chua…

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp giảm sự phá vỡ sụn và giảm nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Tăng vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày (trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều).

Beta Caroten là tiền chất của vitamin A, phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, chống oxy hóa mạnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do nên hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa… Beta Caroten chứa nhiều trong các loại rau củ quả màu cam vàng như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, ớt chuông, đu đủ, xoài, đào …

Nghệ chứa curcumin – Hoạt chất có thể ức chế các hóa chất gây viêm, rất tốt cho những người viêm xương khớp.

Bioflavonoid: Bioflavonoid có đặc tính chống oxy hóa mạnh, vô hiệu hóa các gốc tự do và ngăn chặn tổn thương tế bào, cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch và khả năng hấp thụ vitamin C cho cơ thể. Bioflavonoid có trong ớt xanh, chanh vàng, quả anh đào, nho, chanh…

Trà xanh: Trà xanh chứa một loại chất polyphenol có hoạt tính sinh lý và chống oxy hóa rất mạnh, giúp chất diệt các gốc tự do rất hiệu quả, làm chậm quá trình lão hóa, trà xanh cũng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ loãng xương.

Các loại thịt như thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, xương ống, xương sườn, sụn… có nhiều glucosamin và chondroitin giúp cho sụn chắc khỏe.

Thành phần polysaccharide trong nấm giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, ức chế sự phát triển khối u.

Các nhóm thực phẩm cần hạn chế khi bị thoái hóa khớp

Thực phẩm nhiều đường như: bánh, kẹo, đồ uống có gas… khi vào cơ thể đường sẽ phản ứng với protein hoặc chất béo tạo thành các phân tử AGEs (sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation nâng cao), hủy hoại collagen và đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến tình trạng thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

Thực phẩm nhiều muối: khi nạp nhiều muối vào cơ thể, lượng natri cao sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa ở tế bào, khiến cho tình trạng thoái hóa khớp trở nên nghiêm trọng hơn, muối còn gây mất canxi, ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ: làm tăng lượng chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể, làm tăng cholesterol, khiến các đầu xương dễ bị mòn dẫn đến viêm khớp. Do đó, ưu tiên sử dụng dầu oliu, đồng thời hạn chế các loại đồ chiên, xào và thay bằng các món luộc, hấp, canh.

Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích: uống nhiều rượu, bia và hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó bao gồm các bệnh về xương khớp.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, cần kiểm soát cân nặng, xây dựng lối sống lành mạnh, áp dụng chế độ tập luyện phù hợp với mức độ tổn thương của khớp. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể lựa chọn những bài tập phù hợp nhất.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày