Cháu trai làm vỡ kính của bạn cùng lớp và bị yêu cầu bồi thường, bà nội có cách hành xử đến giáo viên cũng sửng sốt

M52, Theo Helino 00:03 29/12/2019

Cậu bé Tiểu Minh đã vô tình làm vỡ kính của bạn cùng lớp khi đánh lộn. Chính vì thế, phụ huynh của nam sinh kia yêu cầu bà nội Tiểu Minh bồi thường số tiền không nhỏ.

Trẻ em trong trường mẫu giáo chắc chắn sẽ có lúc xảy ra mâu thuẫn với bạn bè và đánh lộn. Việc phạm sai lầm này là khó tránh khỏi dù cha mẹ, giáo viên dạy dỗ tốt tới đâu. Tuy nhiên, cách hành xử sau đó của bậc cha mẹ mới là điều đáng lưu tâm...

Câu chuyện về cậu bé Tiểu Minh đánh nhau với bạn, làm vỡ kính và cách xử lý của bà nội dưới đây thật sự rất đáng khen ngợi.

Một buổi chiều trong tuần, bà nội của Tiểu Minh nhận được cuộc gọi từ giáo viên mời lên trường có việc cần giải quyết. Tạm gác lại những việc nhà lại, bà nội nhanh chóng đi xe tới. Hóa ra, cậu cháu đích tôn đã đánh lộn với bạn học ở trường, hậu quả khiến đứa trẻ ấy bị vỡ mắt kính. Cô giáo đã gọi phụ huynh của cả hai bên tới hòa giải.

Cháu trai làm vỡ kính của bạn cùng lớp và bị yêu cầu bồi thường, bà nội có cách hành xử đến giáo viên cũng sửng sốt - Ảnh 1.

Trẻ mẫu giáo khi chơi đùa có mâu thuẫn, đánh lộn là chuyện hoàn toàn bình thường. (Ảnh minh họa)

Bố mẹ của cậu bé kia rất hùng hổ cho rằng Tiểu Minh đánh con mình, gây nên những vết xước, vết bầm trên người. Thậm chí, chiếc kính đắt đỏ 2 triệu đồng cũng đã bị Tiểu Minh làm vỡ, chính vì thế bà nội phải có trách nhiệm đền 100% giá trị món đồ.

"Bác phải kỷ luật cậu bé. Tại sao nó lại côn đồ như vậy? Nó đã đánh tím mặt thằng bé nhà chúng cháu. Chưa kể, chiếc kính cận đắt đỏ này cũng bị thằng bé này làm gãy rồi. Nó không có khả năng trả, thì người lớn phải chịu trách nhiệm đền đúng giá trị món đồ này!" - bố mẹ của cậu bé kia nói.

Chỉ im lặng nghe chuyện từ đầu tới cuối, bà nội của Tiểu Minh lúc này mới từ tốn bảo: "Mọi người cứ bình tĩnh, trước tiên tôi muốn nói chuyện với cháu nội đã! Vẫn quá sớm để nói về tiền bồi thường!".

Cháu trai làm vỡ kính của bạn cùng lớp và bị yêu cầu bồi thường, bà nội có cách hành xử đến giáo viên cũng sửng sốt - Ảnh 2.

Chiếc kính đắt đỏ của bạn học bị Tiểu Minh vô tình làm gãy. (Ảnh minh họa)

Rồi bà quay sang Tiểu Minh và hỏi một cách vui vẻ: "Đừng lo lắng, hãy nói cho bà xem chuyện gì đã xảy ra vậy?"

Cảm giác có người lắng nghe, tin tưởng mình, Tiểu Minh liền rành rẽ kể: "Chính bạn ấy đã mắng con trước, nhưng khi con đáp trả thì lại bị bạn ấy đánh. Con chỉ đánh trả thôi, thật đấy. Và cô giáo đến. Đó không phải lỗi của con!".

Cháu trai làm vỡ kính của bạn cùng lớp và bị yêu cầu bồi thường, bà nội có cách hành xử đến giáo viên cũng sửng sốt - Ảnh 3.

Bình thường Tiểu Minh cũng là một đứa trẻ ngoan, không đánh bạn cùng chơi, đối tốt với bạn nữ do đó, bà nội chọn cách tin những gì cháu mình nói. Tuy nhiên, bà vẫn kéo cậu bé 5 tuổi sang phía bạn học để nhận lỗi: "Anh chị đã hỏi chuyện con trai mình chưa? Mọi người đã biết nguyên nhân 2 đứa trẻ xô xát chứ? Tiểu Minh không đánh con các vị, nhưng chúng đã đánh nhau. Và việc cậu bé bị thương cũng như vỡ kính là sự thật, vô tình hay hữu ý thì chúng tôi cũng xin lỗi".

Bà nội và Tiểu Minh cúi người xuống xin lỗi cậu bé kia. Sau khi đối phương nguôi ngoai, bà nội lại tiếp tục: "Vì cả hai đứa trẻ đã đánh nhau, vì thế hai bên đều phải có trách nhiệm. Việc bồi thường giá gốc cho chiếc mắt kính là không thể nào".

Phụ huynh của cậu bé kia hiện giờ cũng chỉ ú ớ. Sau cùng, họ đồng ý nhận 500 nghìn đồng hỗ trợ từ bà nội của Tiểu Minh. Vấn đề được giải quyết, phụ huynh 2 bên đều thấy thỏa đáng, giáo viên thở phào. Và tuyệt nhất, 2 đứa trẻ được giáo viên, phụ huynh tác động làm hòa, cầm tay nhau đi vào lớp. Cô giáo phụ trách thích cách tiếp cận và xử lý vấn đề của bà nội Tiểu Minh.

Vậy làm sao khi con đánh nhau, xô xát với bạn?

1. Bình tĩnh để hỏi con bạn chuyện gì xảy ra

Là cha mẹ, hành vi của con bạn phải là người hiểu rõ nhất. Dù có chuyện gì xảy ra, hãy chọn cách tin tưởng con mình trước, cho trẻ có cơ hội được trải lòng. Sau khi lắng nghe câu chuyện từ hai phía, lúc đó hãy tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Đừng bao giờ đứng trước lời chỉ trích của người khác liền tức giận, làm căng lên và tra khảo, mắng nhiếc khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, ấm ức.

Cháu trai làm vỡ kính của bạn cùng lớp và bị yêu cầu bồi thường, bà nội có cách hành xử đến giáo viên cũng sửng sốt - Ảnh 4.

2. Dạy trẻ cách chủ động nhận lỗi dù vô tình hay hữu ý gây ra hậu quả

Cha mẹ nên dạy trẻ cách dũng cảm nhận lỗi, cho dù con vô tình hay hữu ý gây ra hành động sai. Điều đó không có nghĩa là hạ mình hay kém cỏi mà thể hiện thái độ chân thành và khoan dung với bạn bè.

3. Cho trẻ biết hậu quả của cuộc chiến

Đánh nhau là một hành vi sai lầm. Cha mẹ cần khẳng định điều này để các con tránh dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn. Trong trường hợp bạn cố tình khiêu khích, hãy nhắc con đến gặp giáo viên hoặc người lớn để giải quyết.