Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào

Hà Bích Ngọc, Theo Trí Thức Trẻ 00:08 14/12/2020

Ai bảo cứ có tiền là sẽ mua được nhà, nghe chàng thạc sĩ này kể chuyện mới biết mua nhà cũng gay cấn đến vậy, lại còn phải vận dụng cả tâm lý học lẫn kinh tế học nữa chứ!

Căn hộ của chàng trai 9X này nằm ở thủ đô Stockholm Thụy Điển. Anh quyết định mua căn hộ này từ năm 2019. Đó là lúc anh 26 tuổi và sau một thời gian sang Thụy Điển làm việc với cương vị quản lý thương mại điện tử của một trong những tập đoàn đứng đầu thế giới về ngành thời trang bán lẻ. Căn hộ của anh có diện tích gần 70m2 với thiết kế 2 phòng ngủ.

Vị trí căn hộ khá thuận tiện vì chỉ cách trung tâm thành phố Stockholm và công ty của anh 10 - 15 phút đi tàu. Ngoài ra, nó nằm ở khu căn hộ mới của vùng Stockholm, xung quanh là đồi thông, khu bảo tồn tự nhiên và khá gần trung tâm thương mại lớn thứ nhì ở Bắc Âu.

Một điều khá đặc biệt là ở Thuỵ Điển, sau khi xem nhà, nếu ưng ý thì bước cuối cùng chưa phải là chốt giá và ký hợp đồng mua nhà ngay, mà còn phải trải qua một giai đoạn nữa là đấu giá với những người khác cùng muốn mua căn hộ đó. Sau buổi đi xem nhà, nhân viên bất động sản sẽ ghi lại tất cả thông tin (thường là số ID và điện thoại) để bắt đầu buổi đấu giá qua tin nhắn. Tất cả mọi thông tin quá trình đấu giá, người tham gia, cũng như mức giá các bên đưa ra, và mức giá cuối cùng đều được công khai theo luật.

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 1.

Chàng thạc sĩ 9X Trần Đình Đức

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 2.

Phòng khách theo style Bắc Âu tối giản

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 3.
Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 4.

Nội thất trong nhà chủ yếu là do anh và bạn bè tự lắp ráp

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 5.

Từng phút trôi qua trong vòng đấu giá thật sự hồi hộp vì có khi giá nhà sẽ tăng thêm, tính ra tiền Việt là hàng trăm triệu đồng nếu có người muốn mua với giá cao hơn. Có những căn nhà anh rất ưng ý và tâm đắc nhưng đành ngậm ngùi bỏ cuộc vì mức giá sau khi đấu giá có khi cao hơn tận 30 - 40% so với mức giá chủ nhà đưa ra. Vì thế, quá trình lựa chọn một căn nhà ưng ý đã rất vất vả nhưng quá trình chốt giá sau đấu giá lại càng cam go hơn vì nếu đó là một căn hộ tốt thì ắt hẳn cũng sẽ có nhiều người quan tâm và mức giá sẽ đẩy lên rất cao.

Đến khi đi xem xong căn hộ hiện tại, anh cảm thấy thích từ cái nhìn đầu tiên vì nó nằm ở khá gần trung tâm. Sau khi xem qua tình hình tài chính, xây dựng của chủ đầu tư, anh thấy khá tốt nên càng quyết tâm phải lấy bằng được căn nhà này. Anh liên hệ với bạn làm bất động sản đứng ra bán căn này để hỏi xem đã có bao nhiêu người đến đăng ký xem nhà. Khi biết có khoảng hơn mấy chục người thì anh càng lo hơn vì tỉ lệ cạnh tranh khá lớn.

Ngay buổi sáng sớm hôm đi xem nhà, anh gọi điện cho bạn môi giới và chủ nhà để biết về mức giá bán mong muốn sau khi đấu giá, đồng thời trước đó cũng lên mạng tìm hiểu giá nhà trung bình khu vực đó dạo mấy năm gần đây ra sao, thị trường như nào. Đồng thời anh cũng được biết chủ nhà đang mua một căn hộ mới to hơn và cũng gần đến giai đoạn đấu giá nên cũng cần chốt sớm.

Sau khi có hết thông tin đầy đủ, anh đánh vào tâm lí đó để đưa ra mức offer là sẽ mua nhà này với mức giá gần với mức chủ nhà mong muốn. Nếu vậy cả hai sẽ cùng có lợi vì thường thường giai đoạn đấu giá sẽ diễn ra cũng khá lâu và có khi có người sẽ bỏ giữa chừng hoặc đổi ý. Nếu chủ nhà đồng ý, anh sẽ qua đó kí hợp đồng luôn. Anh cũng dự tính trong đầu giá mình đưa ra sẽ thấp hơn giá sau khi đấu giá dựa theo tình hình mua bán của những căn tương tự ở khu vực đó trong thời gian gần đây.

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 6.

Phòng bếp đơn giản, sạch sẽ

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 7.
Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 8.

Sau khi chủ nhà đồng ý, anh kí luôn hợp đồng mua tạm thời và bạn bên môi giới hủy toàn bộ lịch hẹn xem nhà của những người khác đúng 2 tiếng ngay trước khi buổi xem nhà diễn ra. Cuối cùng, anh cũng có được căn nhà đó với mức giá thấp hơn so với nếu như tham gia đấu giá. Vì chỉ vỏn vẹn một vài tháng sau đó, giá mua của những căn tương tự đã cao hơn nhiều so với lúc anh mua.

Chi phí để thuê thiết kế ở Bắc Âu cũng rất đắt nên anh phải tự lên concept và ý tưởng thiết kế, sau đó mới đi mua đồ nội thất phù hợp với ý tưởng đó. Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách “Lagom” của Thụy Điển. Theo tiếng Thụy Điển, đây là phong cách hướng đến sự cân bằng, cái gì cũng ở mức vừa đủ cho không gian. Màu sắc chủ đạo của căn hộ là màu trắng theo đúng phong cách Scandinavia để tạo nên một tổng thể hài hòa. Nội thất anh chọn thường có tông màu sáng như màu trắng, xám kết hợp với tông màu gỗ sồi xuyên suốt tạo nên sự trang nhã, sạch sẽ và hài hòa.

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 9.

Phòng ngủ đơn giản nhưng ấm cúng

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 10.

View nhìn từ phòng ngủ

Anh Đức ưu tiên sự tối giản nên ngôi nhà không để quá nhiều đồ đạc không cần thiết vì nó sẽ tạo sự rối rắm và lỉnh kỉnh. Nội thất với màu sắc, họa tiết và thiết kế tối giản cũng là một điểm nhấn quan trọng cho phong cách Bắc Âu. Tất cả làm nên một tổng thể hài hòa nhưng không làm mất đi sự tiện nghi cần thiết. Thiết kế ban đầu của căn hộ là thiết kế kín. Tuy nhiên, anh quyết định để không gian mở giữa phòng khách và nhà bếp để tạo sự thoải mái, không gian không bị bó hẹp giữa quá nhiều bức tường.

Khu vực anh thích nhất trong nhà đó chính là ban công. Đó cũng là một trong những lý do chính khiến anh kết duyên với căn hộ này. View của căn hộ hướng ra một đồi thông nhỏ với khuôn viên chính của tòa nhà. Vào mùa hè, anh sẽ biến ban công thành một khu vườn nhỏ với nhiều rau củ quả tự trồng được.

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 11.

View của căn hộ hướng ra rừng thông

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 12.

Anh tận dụng ban công để trồng rau vào mùa hè

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 13.
Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 14.

Ban công cũng là một trong những lý do khiến anh quyết định mua căn hộ này

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 15.
Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 16.

Về tiêu chí chọn nhà, theo anh, thứ nhất phải là tiện về vị trí, phải gần trung tâm, có nhiều tiện ích như trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện. Thứ hai là phải gần với thiên nhiên yên tĩnh, có rừng cây, có ao hồ, khuôn viên. Thứ ba là an ninh và thành phần hộ dân của khu vực. Cuối cùng, view nhà cũng hết sức quan trọng. Anh không muốn view nhà mình đối diện với tòa nhà khác vì nó không tạo sự riêng tư và thoáng đãng.

Nguồn: NVCC

Chàng thạc sĩ Việt kể chuyện đấu giá nhà Thuỵ Điển: Bật mí mẹo cực khôn ngoan “hạ gục” bất cứ chủ nhà nào - Ảnh 17.