Cha mẹ làm được 4 điều này, tương lai con cái chắc chắn thành công hơn người: Dù cha mẹ không giàu, con cũng chiến thắng ngay từ “vạch đích”!

Minh Nguyệt, Theo Thể thao Văn hóa 20:00 25/03/2023

Sự giáo dục của cha mẹ sẽ quyết định tương lai của con cái. Bố mẹ làm được 4 điều này, tin chắc tương lai con sẽ thành công, tương lai xán lạn!

Cha mẹ là người có ảnh hưởng sâu sắc và lớn nhất tới con cái. Từng lời nói, việc làm và hành động của cha mẹ sẽ được phản ánh trong cuộc sống của con cái, tạo nền tảng cho khuôn mẫu sống và sự phát triển tính cách của chúng, từ đó tác động đến cuộc đời của trẻ.

Muốn giáo dục con cái trở thành người như thế nào thì trước hết cha mẹ phải trở thành người như thế. Vì vậy, cha mẹ phải cố gắng đạt được 4 điều này và làm gương cho con cái, tin chắc đứa trẻ sau này sẽ thành công, xuất sắc!

01. Cha mẹ hiểu biết, con cái giỏi giang

Giáo dục đến từ mọi chi tiết của cuộc sống, và gia đình là nền tảng của việc giáo dục một đứa trẻ. Người ta thường nói: gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ.

Như Rousseau đã nói: Sự giáo dục của một người bắt đầu từ khi họ được sinh ra, trước khi họ có thể nói và lắng nghe người khác, họ đã được giáo dục rồi. Lời dạy và việc làm của cha mẹ có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục con cái.

Leo Tolstoy từng nói: "Tất cả nền giáo dục đều bắt nguồn từ những tấm gương, cho sự uốn nắn và hoàn thiện cuộc sống của cha mẹ".

Giáo dục là một quá trình diễn ra âm thầm, muốn con trở thành người có học thì trước hết cha mẹ cũng phải được giáo dục. Nhiều ví dụ cho chúng ta biết: Cha mẹ hiểu biết đứng đằng sau những đứa trẻ thông minh, học giỏi.

Trẻ nhỏ thường bắt chước hành vi của cha mẹ. Lâu dần, theo thời gian, sự bắt chước này dần dần ăn sâu vào tính cách của đứa trẻ. Nếu cha mẹ thể hiện hành vi thiếu hiểu biết, thì đứa trẻ, bằng cách bắt chước hành vi này, cũng sẽ trở thành vô học.

Biểu hiện, hành vi của cha mẹ là một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách lành mạnh của trẻ. Điều này quyết định một đứa trẻ có lớn lên thành người hay không, có phải là một nhân cách cao quý hay không và liệu nó có xử lý mọi việc đúng đắn hay không. Ý nghĩa của tất cả những điều này lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của trí thông minh di truyền đối với cuộc sống của một đứa trẻ.

Nếu muốn đòi hỏi điều gì ở con, trước tiên, cha mẹ cần làm được điều đó.

Cha mẹ làm được 4 điều này, tương lai con cái chắc chắn thành công hơn người: Dù cha mẹ không giàu, con cũng chiến thắng ngay từ “vạch đích”! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

02. Cha mẹ có khuôn mẫu, con cái trở nên xuất sắc

"Khuôn mẫu thể hiện bề rộng tư duy của một người, đồng thời cũng là sự phản ánh trực tiếp nội tâm của một người". Khuôn mẫu và tầm nhìn của cha mẹ lớn bao nhiêu thì trí tuệ của con cái sẽ lớn bấy nhiêu.

Là cha mẹ, bạn không nên chỉ quan tâm đến việc con cái có ăn no, mặc ấm hay không, sự quan tâm của đối với con cái không chỉ dừng ở mức độ vật chất mà còn phải quan tâm đến con cái ở mức độ tinh thần.

Nuôi con không chỉ là "nuôi" mà còn là "giáo dục". Cha mẹ có khuôn mẫu, tầm nhìn xa có thể tạo mọi điều kiện để trẻ nhìn thấy khả năng của chính mình, khám phá giá trị của bản thân và trở nên mạnh mẽ hơn từ bên trong.

Hình mẫu của cha mẹ quyết định tầm nhìn và thái độ của con với thế giới. Trở thành cha mẹ không có nghĩa là đánh mất chính mình, cha mẹ có tầm nhìn sẽ không dồn hết tâm sức cho con cái mà cho chúng không gian sống và suy nghĩ độc lập.

Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người, vì vậy chúng ta không nên vội vàng trong việc giáo dục con trẻ. Mục đích của việc nuôi dạy con cái, cho con cái được học hành không thể hiểu đơn giản là vinh quy bái tổ, kiếm thật nhiều tiền, mua nhà to, nếu tầm nhìn của cha mẹ chỉ giới hạn ở điều này thì sự phát triển của con cái cũng sẽ bị hạn chế.

Cha mẹ làm được 4 điều này, tương lai con cái chắc chắn thành công hơn người: Dù cha mẹ không giàu, con cũng chiến thắng ngay từ “vạch đích”! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

03. Cha mẹ có tầm nhìn, con cái có tương lai tươi sáng

Tương lai của đứa trẻ được quyết định bởi tầm nhìn của cha mẹ. Là cha mẹ, không ai không hoạch định cho tương lai của con cái. Mặc dù cha mẹ không thể áp đặt lý tưởng của mình lên con cái, nhưng họ có thể đóng góp cho lý tưởng hoặc tương lai của con cái.

Hành trình trưởng thành của con cái luôn có nhiều ngã rẽ, ở những ngã rẽ quan trọng của cuộc đời, cha mẹ cần hướng dẫn con cái, lúc này, tầm nhìn của cha mẹ mới phản ánh được giá trị.

Tôi đã từng nghe một câu chuyện như thế này: Có một cô bé thích vẽ và rất có tài vẽ tranh. Một người bạn của bố mẹ cô bé gợi ý rằng bố mẹ cô bé nên tìm cho cô một giáo viên để rèn luyện đứa trẻ cho tốt. Mặc dù bố mẹ cô gái có vẻ đồng ý nhưng thực chất họ không bao giờ quan tâm. Sau này, theo thời thời gian, tài năng trong cô gái nhỏ đã cạn kiệt.

Cha mẹ nhìn xa trông rộng sẽ hoạch định cho tương lai của con cái họ dựa trên tính cách, khả năng của con họ.

Học tập và hạnh phúc không mâu thuẫn với nhau, cha mẹ có tầm nhìn xa sẽ không chỉ đánh giá con cái dựa trên thành tích mà còn nuôi dưỡng hứng thú học tập của trẻ, khám phá ưu điểm của trẻ, hướng dẫn trẻ không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân. Như vậy, con vừa đạt được thành tích cao, vừa cảm thấy hạnh phúc.

Cha mẹ có tầm nhìn xa, con cái sẽ có con đường phía trước rộng mở hơn.

Cha mẹ làm được 4 điều này, tương lai con cái chắc chắn thành công hơn người: Dù cha mẹ không giàu, con cũng chiến thắng ngay từ “vạch đích”! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

04. Cha mẹ sống nguyên tắc, con cái có kỷ luật

Tình yêu thương của cha mẹ có thể là vô điều kiện, nhưng phải có nguyên tắc. Điều quan trọng là dạy trẻ tính kỷ luật. Cha mẹ không có nguyên tắc trong việc giáo dục con cái hoặc có nhưng cứ liên tục phá vỡ nhiều lần sẽ ảnh hưởng không tốt cho tương lai của trẻ.

Nguyên tắc là khi trẻ làm sai điều gì, chúng ta không nên vì thương mà dung túng hay phá bỏ những quy tắc sẵn có mà hãy để trẻ tự nhận ra lỗi lầm của mình và kiên nhẫn hướng dẫn trẻ sửa sai.

Chỉ khi cha mẹ có nguyên tắc, họ mới có thể giáo dục những đứa trẻ có kỷ luật và ý thức đạo đức vững vàng. Nếu cha mẹ không tuân thủ nguyên tắc làm cha mẹ, nuông chiều con cái thì những đứa trẻ sẽ không có ý thức kỷ luật.

Con càng nhỏ, cha mẹ càng cần phải có lý trí và nguyên tắc hơn. Trước những hành vi xấu và những đòi hỏi vô lý của trẻ, cha mẹ phải dùng thái độ kiên quyết để trẻ hiểu được đâu là đúng, sai. Có một vấn đề phổ biến trong nhiều gia đình, đó là mặc dù có quy tắc trong gia đình nhưng khi con cái khóc lóc, quậy phá thì cha mẹ lại mềm lòng, phá vỡ quy tắc đó.

Nhiều đứa trẻ hư đều có một điểm chung, đó là bố mẹ luôn có thể đáp ứng yêu cầu của chúng, chỉ cần con con nín khóc, cha mẹ sẽ hết lần này đến lần khác đáp ứng yêu cầu của con và đánh mất nguyên tắc.

Nếu muốn con cái tuân thủ quy tắc, cha mẹ trước tiên phải tuân theo nguyên tắc của chính mình. Khi cha mẹ đặt ra một số quy tắc cho con cái của họ, họ phải tuân thủ nghiêm ngặt và không dễ dàng phá vỡ các quy tắc.

Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Giáo dục trẻ em không chỉ là giáo dục trẻ em mà còn là sự tự giáo dục của cha mẹ. Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ em không chỉ học theo hành vi của cha mẹ mà còn "sao chép" tính cách, cách tu dưỡng, nguyên tắc của cha mẹ qua những hành vi này.

Để trở thành cha mẹ tốt, bạn nên hiểu rằng quá trình giáo dục con cái cũng là quá trình hoàn thiện bản thân. Hoàn thiện tốt bản thân để làm gương cho con quan trọng hơn là yêu cầu con "trở thành" người hoàn hảo một cách mù quáng.

Theo Sohu