Để nuôi dạy một đứa trẻ có EQ cao, cha mẹ cần phải nói chuyện với con theo cách thông minh về mặt cảm xúc. Nếu bạn thường xuyên dùng cách nói chuyện thô lỗ và ép buộc đứa trẻ, con không chỉ bị tổn thương, dần xa cách cha mẹ mà còn có thể bị suy giảm chỉ số EQ.
Julia DiGangdi - một nhà tâm lý học đã chỉ ra 3 cụm từ mà cha mẹ EQ cao không bao giờ sử dụng. Hy vọng bạn không có câu nào là "câu cửa miệng".
Bộ não được lập trình để hành động và bộc lộ năng lực vượt trội ở thời điểm và vị trí phù hợp. Vì vậy, khi trẻ nhỏ gặp khó khăn, không phải vì chúng không muốn làm tốt - mà đơn giản là vì chúng không thể.
Nói cách khác, khi con mắc lỗi, vấn đề không phải là do con chưa đủ nỗ lực. Mà là có sự khác biệt giữa kỳ vọng của bạn với tư cách là cha mẹ và khả năng của chúng.
Nên nói gì thay thế với con?
Cha mẹ có EQ cao sẽ tìm điểm giao nhau giữa động lực và khả năng của của trẻ.
Giả sử con bạn đang dành quá nhiều thời gian chơi trò chơi điện tử nhưng lại có quá ít thời gian đọc sách. Bạn tránh hỏi con: "Tại sao con không nỗ lực đọc sách nhiều hơn?". Thay vào đó, bạn hãy thử một câu hỏi mở: "Bố/mẹ thấy con thực sự thích trò chơi điện tử. Bố/mẹ muốn biết con thích gì ở chúng? Nói cho bố/mẹ nghe với được không?".
Một cặp vợ chồng từng thất vọng sau khi đưa con đến phòng khám, con bé từ chối xuống khỏi xe ô tô.
Nhưng khi họ nói chuyện nhiều hơn với con gái, họ mới biết trẻ bị làm phiền bởi tiếng nhạc phát ra từ phòng khám của bác sĩ. Thế là, họ đưa cho con một cặp nút tai và mọi vấn đề được giải quyết.
Trong nhiều trường hợp, vấn đề thực sự là cha mẹ không lắng nghe và thấu hiểu được nhu cầu của con cáo.
Nên nói gì thay thế với con?
Bộ não của trẻ được thiết kế để để có tính tự chủ và nhu cầu khám phá thế giới dựa trên bản sắc riêng của chúng, chứ không phải dựa trên niềm tin của bạn về việc chúng nên trở thành ai.
Nếu bạn đang bất đồng quan điểm với một đứa trẻ bướng bỉnh, thay vì hỏi tại sao chúng không nghe lời, hãy cân nhắc tự hỏi chính mình: "Bố/mẹ đã thực sự lắng nghe lời con chưa?".
Tôi thường thấy các bậc cha mẹ đưa ra kết luận vội vàng và theo hướng tiêu cực về hành vi của con dựa trên sự bất an của chính họ.
Một cặp đôi đã nói với tôi rằng, "Những đứa con ở tuổi teen không còn nghe lời chúng tôi". Lý do họ đưa ra là trẻ không nghe lời khi được yêu cầu hoàn thành bài tập về nhà.
Nhưng khi cha mẹ nêu lên mối bận tâm của mình trong một cuộc trò chuyện với không khí cởi mở, đứa con đã trả lời một cách dứt khoát: "Con tôn trọng bố mẹ! Chẳng qua là môn đó quá khó với con mà thôi".
Nên nói gì thay thế với con?
Cách tiếp cận thông minh nhất về mặt cảm xúc đối với nỗi sợ con không tôn trọng bạn là đặt những câu hỏi cụ thể, không phán xét với đứa trẻ. Sau đó, bạn cần bộc lộ với con rằng đang chăm chú lắng nghe chúng.
Chẳng hạn với trường hợp của cặp bố mẹ ở trên, họ có thể nói: "Mẹ thấy con chỉ đạt 5 điểm trong bài kiểm tra gần đây. Con có muốn nói gì về điều đó không? Mẹ chỉ muốn nghe về trải nghiệm của con thôi".
Cảm xúc của con cái ảnh hưởng đến bố mẹ. Khi cảm xúc của con bị xáo trộn, chúng ta cũng bị xáo trộn.
Vì vậy, khi nhận thấy tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát, việc bạn muốn kiểm soát cảm xúc của con bạn bằng cách bảo chúng im lặng, bình tĩnh lại hoặc lắng nghe kỹ hơn là điều tự nhiên. Nhưng với tư cách là cha mẹ, nhiệm vụ của bạn không phải là kiểm soát cảm xúc của con - mà là làm chủ tốt cảm xúc của chính mình.
Nguồn: CNBC