Câu đố Tiếng Việt: "Cây gì nghe tên đã cảm thấy khỏe?"

Ứng Hà Chi, Theo Phụ nữ Việt Nam 08:10 02/08/2022
Chia sẻ

Bạn có đoán được loài cây gì lại có đặc điểm lạ như vậy không?

Nếu bạn đang tìm kiếm một trò chơi giải trí sau một ngày dài làm việc và học tập căng thẳng thì hãy thử ngay trò giải đố. Những câu đố có độ hài hước lầy lội chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những phút giây thú vị. Còn gì vui hơn khi vừa được cười ngả nghiêng lại vừa có thêm kiến thức hữu ích.

Nếu bạn là người yêu thích trò chơi giải đố thì không thể bỏ qua chương trình Nhanh như chớp – nơi tổng hợp những câu đố siêu "hack não". Trong mùa 3, tập 24, chương trình đã đưa ra một câu đố hóc búa với nội dung như sau:

"Cây gì nghe tên đã cảm thấy khỏe?".

Câu đố Tiếng Việt: Cây gì nghe tên đã cảm thấy khỏe? - Ảnh 1.

Nguồn: Nhanh như chớp

MC Trường Giang đưa ra gợi ý đây là một câu đố chữ. Vì thế, người chơi phải lưu ý đến yếu tố ngôn từ trong câu hỏi. Cụ thể, trong câu đố này, người chơi cần nhạy bén ấn tượng ngay với từ "khỏe". Vậy những từ gì đồng nghĩa với từ khỏe? Được sự gợi ý nhiệt tình từ MC, người chơi đã ngay lập tức đoán ra đáp án: CÂY SUNG.

Từ "khỏe" là từ đồng nghĩa với từ "sung", chỉ sức khỏe cường tráng, dẻo dai, đang ở độ sung mãn nhất.

Cho những ai chưa biết, cây sung hay còn gọi là ưu đàm thụ là loại thân cây gỗ lớn, mõ nhanh. Cây thường mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm. Cây mọc nhiều nhất là ở ven các bờ nước như: Ao, hồ, sông, suối.

Cây sung cao tới 25 – 30m, đường kính thân cây lên tới 60 – 90cm; hoa đơn tính cùng gốc. Vỏ thân cây có màu nâu ánh xám, nhẵn. Các cành nhỏ, phiến lá non và chùm quả với sợi lông cong xuống hay được che phủ rậm rạp bằng lông tơ mềm màu trắng. Các cành nhỏ màu nâu. Quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ ngắn ở thân cây già, đôi khi ở nách lá trên cành non. Quả mọc thành cặp, mà cam đỏ ánh khi chín, đường kính 2 – 2,5 cm, phần gốc quả thu nhỏ thành cuống. Cây thường ra hoa trong khoảng tháng 5 tới tháng 7.

Câu đố Tiếng Việt: Cây gì nghe tên đã cảm thấy khỏe? - Ảnh 2.

Cây sung còn có công dụng chữa một số bệnh (Ảnh minh họa)

Cây sung ưa thích sống tại các khu vực ẩm ướt, cạnh bờ sông suối, đôi khi trong lòng suối tại các cao độ từ 100 – 1700m. Khu vực phân bố: Trung Quốc, Ấn Độ, Paskistan, Australia, Sri Lanka, Nepal, Neww Guinea,… Ở Việt Nam, cây phân bố rộng khắp ở cả 3 miền.

Quả sung mọc thành từng chùm ở thân cây và có thể ăn được. Người ta hay muối sung như muối dưa để ăn trực tiếp hoặc đem kho với thịt, cá. Lá sung non cũng thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, thịt lợn ba chỉ luộc, gỏi cá,… Lá sung tật – tức loại lá có côn trùng đẻ vào khiến các đốm sùi lên được dùng để chữa một số loại bệnh và là thành phần trong phương thuốc lợi sữa.

Bên cạnh đó, cây sung cũng là một loài cây cảnh phổ biến vì có dáng thân rất đẹp. Và dân gian ta thường quan niệm, từ "sung" gần với sung tiếp. Vì thế, trong mâm ngũ quả ngày Tết, nhiều nơi người ta thường xếp chùm quả sung cùng các loại trái cây khác để chưng trên bàn thờ với mục đích cầu mong sự sung sướng, đủ đầy cho gia đình trong năm mới. Ngoài ra, nhựa sung còn được sử dụng để chữa các vết thương xây xát ngoài da, chữa đau đầu, áp xe vú, nhọt độc, chốc, lở, ghẻ ngứa.

Ít ai biết rằng, cây sung cũng là một bài thuốc quý chữa được nhiều bệnh như: Điều kinh cho phụ nữ, chữa sởi ở trẻ em, chữa hen suyễn, chữa nhức đầu, tiền đình,… Những bộ phận của cây sung như lá sung, nhựa sung trở thành bài thuốc dân gian hữu hiệu từ nhiều đời nay.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày