Trong mắt bạn bè, người quen, cuộc sống của Lưu Kỳ (33 tuổi) và vợ - Trần Hinh (31 tuổi) tựa như một gia đình kiểu mẫu. Cả hai đều có ngoại hình sáng láng, vợ chồng yêu thương nhau, lại có công việc ổn định ở thành phố Thương Hải (Trung Quốc).
Người ngoài nhìn vào không thể không ao ước lẫn nể phục. Tuy nhiên đúng là “chỉ trong chăn mới biết chăn có rận”. Chỉ có Lưu Kỳ và Trần Hình thấu rõ tình hình hiện tại của họ không hề ổn như những nhìn mọi người đang nghĩ.
Lưu Kỳ làm quản lý truyền thông tại một tập đoàn công nghệ lớn, còn Trần Hinh là chuyên viên tài chính cho một công ty cũng không nhỏ. Thu nhập của hai được khoảng 900.000 tệ/năm (khoảng 3 tỷ đồng), tương đương 250 triệu/tháng. Con số này quả thực là đáng mơ ước trong bối cảnh hiện tại.
Ấy vậy mà gần như tháng nào gia đình này cũng rơi vào cảnh hết tiền.
Ảnh minh họa
Cuối năm ngoái, khi phát hiện tài khoản chung chỉ còn 112 tệ (khoảng 400.000 đồng), Trần Hinh đã phải nhắn vay mẹ ruột 1.500 tệ (5 triệu đồng) để đóng tiền học thêm cho con.
Sự việc đó khiến cô rất bàng hoàng đến mức bật khóc. Thu nhập lên tới vài trăm triệu một tháng, vậy mà phải đi vay mẹ 5 triệu ở độ tuổi U40. Đó cũng chẳng phải là lần đầu tiên Trần Hinh cầu cứu sự trợ giúp của mẹ, nhưng là lần đầu tiên cô thực sự thấy xấu hổ vì khi đó cô đã ngoài 30 rồi, không còn trẻ nữa.
Dù mẹ trách móc, cô vẫn thấy hổ hẹn, cảm giác như lòng tự trọng vừa bị giáng một đòn chí mạng. Bản thân Trần Hinh cũng không lý giải được vì sao thu nhập không thấp mà gần như cuối tháng chẳng bao giờ có dư. Không âm đã là may…
Sau hôm đó, hai vợ chồng ngồi xuống xem lại toàn bộ lịch sử chi tiêu trong vòng 3 tháng. Không có bữa ăn nào quá đắt, không có món hàng hiệu nào được mua về, nhưng gần như ngày nào cũng có một khoản chi “nho nhỏ” nào đó: Tiền 2 vợ chồng đi hẹn hò riêng, tiền mời trà sữa cả nhóm đồng nghiệp, tiền học vẽ cho con, vài đơn hàng shopping online,... Cứ thế nên thành ra tiền cạn dần.
“Chúng tôi không tiêu hoang, nhưng gần như không bao giờ dừng tiêu” - Trần Hinh viết.
Cả hai bỗng nhận ra mình chưa từng có một nguyên tắc rõ ràng nào cho việc sử dụng tiền. Tài khoản cứ đầy rồi lại vơi và chỉ có ngày càng vơi hơn… Và đáng sợ nhất là họ đã quen với việc không có tiền dự phòng, quen đến mức nghĩ rằng hết tiền cuối tháng là chuyện bình thường, miễn sao kỳ lương sau vẫn về đúng hạn.
Trần Hinh nghĩ tới chuyện sẽ nghỉ việc, vì cô đã đi làm suốt gần 10 năm sau khi tốt nghiệp Đại học mà chưa có một khoản nghỉ nào. Nhưng rồi chỉ trong nháy mắt, sau khi nhìn vào số dư tài khoản, Trần Hinh cay đắng nhận ra mình không có quyền được nghỉ ngơi bây giờ.
Nếu gia đình chỉ còn lại 1 nguồn thu nhập của Lưu Kỳ, khả năng cao là không ổn. Tới tận lúc ấy,
“Chúng tôi có thu nhập như người giàu nhưng sống chẳng khác gì người nghèo, lúc nào cũng phải phụ thuộc vào kỳ lương tiếp theo” - Trần Hinh bộc bạch.
Ảnh minh họa
Cô thừa nhận phần lớn chi tiêu của gia đình cô đều xuất phát từ… cảm xúc. Cả nhà thường xuyên đi ăn ngoài vì mệt mỏi lẫn chán nản sau 1 ngày làm việc. Cưới nhau gần 6 năm nhưng vợ chồng vẫn chăm đi hẹn hò như thuở mới yêu vì ở nhà mãi sao mà chán… Đó là những khoản chi mà cả hai từng nghĩ rằng để cải thiện cuộc sống, gắn kết tình cảm gia đình…
Suy nghĩ vậy thì cũng không hẳn là sai, nhưng kèm theo là cái giá không hề rẻ: Mất tự do. Không có tiền tiết kiệm, không dám nghỉ làm, mãi mãi phải sống phụ thuộc vào… công ty.
“Tôi không còn cảm giác đi làm vì muốn phát triển bản thân, xây dựng sự nghiệp mà giống như đang gồng từng tháng để xoay đủ chi tiêu” - Cô viết.
Sau khoản thời gian chạm đáy đó, vợ chồng Trần Hinh cũng bắt đầu thay đổi từng chút một. Mỗi tháng, họ cố gắng giữ lại một phần thu nhập để gửi vào tài khoản tiết kiệm. Ban đầu là 2.000 tệ (khoảng 7 triệu đồng), sau đó cứ tăng dần lên. Dù số tiền tiết kiệm được cũng chưa nhiều nhưng cảm giác có ít tiền phòng thân cũng phần nào khiến họ nhẹ lòng hơn. Trần Hinh gọi đó là “hành trình tập lại thói quen mà lẽ ra đã phải có từ rất lâu mới phải”.
Hành trình ấy được cô chia sẻ lại trên mạng xã hội như một lời tự nhắc nhở bản thân và khá bất ngờ, bài đăng nhận được sự quan tâm của hơn 1,1 triệu người dùng. Rất nhiều người thừa nhận bản thân cũng trong tình cảnh tương tự: “Hóa ra không chỉ mình mới rơi vào cảnh làm ra tiền mà chẳng giữ nổi tiền”...
Theo Weibo