Càng trưởng thành, càng thấm thía: Khóc chẳng phải do yếu đuối, mà là không sợ hãi trước cảm xúc của chính mình!

Kyle B.Hart, Theo Trí Thức Trẻ 06:45 08/04/2019
Chia sẻ

Nước mắt có thể là biểu hiện của yếu đuối, ngược lại cũng có những giọt nước mắt kim cương của sự mạnh mẽ. Nếu bạn đã dồn hết tâm huyết, sức lực cho một dự án, một công việc và cuối cùng kết quả có thể không như mong đợi của bạn, bạn có quyền được khóc.

5 loại cảm xúc cơ bản của con người

Hạnh phúc, sợ hãi, nóng giận, ghê tởm và buồn bã là năm loại cảm xúc cơ bản của con người. Không may là tất cả cảm xúc của chúng ta không hề được đón nhận một cách công bằng.

Loại cảm xúc được chấp nhận rộng rãi nhất chính là hạnh phúc vì nó tượng trưng cho sự thành công, tự tin và một số vấn đề khác. Một thực tế mà chúng ta không thể phủ nhận chính là chúng ta sẽ làm quen được nhiều người hơn, cảm thấy yêu đời hơn nếu ta bày tỏ niềm hạnh phúc của mình trước mọi người.

Sợ hãi lại là một cảm xúc mà hầu như ai trong chúng ta cũng đều trải qua dù ít dù nhiều. Ta sợ mất việc, sợ ma quỷ, sợ bị bỏ rơi. Và vì thế sợ hãi trở thành xúc cảm mà mọi người dễ cảm nhận được nhất.

Nóng giận lại là thứ không được chào đón trong một loạt những cảm xúc của con người nhưng lại là thứ ta bắt gặp hàng ngày, ở bất kỳ nơi đâu. Vì thế giận dữ suy cho cùng vẫn được "chấp nhận" mà thôi.

Ghê tởm cũng là xúc cảm thường hay xảy ra nhưng nó lại ít gây phản cảm hơn giận dữ và được chấp nhận rộng rãi.

Tuy nhiên, buồn bã lại không giống với bất kỳ thứ nào trong 4 thứ trên. Buồn bã bị đặt ra một khía cạnh khác khi mà xúc cảm này bị xa lánh, đàn áp vì đơn giản không ai thích những điều đau khổ cả. Đặc trưng của nỗi buồn chính là nước mắt, biểu cảm khuôn mặt và suy sụp tinh thần. Cũng như nhân vật Buồn trong bộ phim nổi tiếng Inside Out, nỗi buồn bị xem là một cảm xúc không lành mạnh, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý con người và bị đặt vào một vòng khép kín của văn hóa con người

Và những điều sau đây sẽ chỉ rõ cho bạn thấy vì sao nỗi buồn lại không hề vô nghĩa, đáng kinh tởm như thế. Lẽ dĩ nhiên, khóc lóc có hai kiểu: một là những người yếu đuối và ngược lại, có những giọt nước mắt là dấu hiệu của sự mạnh mẽ.

Càng trưởng thành, càng thấm thía: Khóc chẳng phải do yếu đuối, mà là không sợ hãi trước cảm xúc của chính mình! - Ảnh 1.

Nước mắt thể hiện sự không hề sợ hãi trước cảm xúc của mình

Nếu bạn bị niềm vui áp đảo, liệu bạn có che giấu đi nụ cười của mình? Nếu ngày làm việc của bạn trở nên cực kỳ tồi tệ và rồi đứa bạn cùng phòng lại uống hết cốc bia giải sầu mà bạn khao khát, liệu bạn có bực tức? Nếu bạn tìm công tắc đèn nhưng lại không nghĩ rằng bạn trai/ bạn gái của mình đang nấp trong đó và khiến bạn ngạc nhiên, liệu bạn có sợ hãi và hét toáng lên? Nếu những chuyện nhỏ cũng khiến một người khóc lóc thì đó có thể là dấu hiệu của sự yếu đuối hoặc mít ướt.

Nước mắt có thể là biểu hiện của yếu đuối, ngược lại cũng có những giọt nước mắt kim cương của sự mạnh mẽ. Nếu bạn đã dồn hết tâm huyết, sức lực cho một dự án, một công việc và cuối cùng kết quả có thể không như mong đợi của bạn, bạn có quyền được khóc. Có người từng nói, sân cỏ là một trong những nơi mà đàn ông rơi nước mắt nhiều nhất. Nếu như đã lăn xả hết mình để chiến đấu vì màu cờ sắc áo và phải gặp thất bại, thì chẳng ai chê cười những giọt nước mắt ấy cả.

Nếu vậy, khi buồn tại sao bạn không khóc? Tại sao phải để ý mọi người xung quanh và tại sao lại không cho phép bản thân cái quyền để u sầu. Những người đánh lừa bản thân, lờ đi cái cảm giác u sầu đã tự khiến họ đánh mất đi một khía cạnh của cuộc sống. Buồn đau hay than khóc không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối mà là những cung bậc cảm xúc của con người. Và những xúc cảm ấy đã vượt qua cái mà chúng ta gọi là sợ hãi trong họ. Họ tự tin thể hiện cho người khác rằng mình đang khóc, rằng điều này xứng đáng để tất cả mọi người biết.

Do vậy, một người có thể rơi nước mắt đồng nghĩa với việc họ dám thổ lộ cảm xúc của mình, và không hề sợ hãi trước cảm xúc của họ.

Càng trưởng thành, càng thấm thía: Khóc chẳng phải do yếu đuối, mà là không sợ hãi trước cảm xúc của chính mình! - Ảnh 2.

Nước mắt có thể giúp "Chữa lành vết thương"

Giống như những giọt nước được van nước xả ra, nước mắt được tuyến lệ tiết ra để giảm thiểu những căng thẳng, lo âu, đau buồn khỏi cơ thể và não của bạn. Đây là một phương pháp lành sạch tâm hồn, thanh rửa tâm trí và đóng vai trò to lớn trong việc tống khứ stress, kẻ thù của rất nhiều người. Không chỉ là nước mắt khi bạn đau khổ hay buồn chán, những lúc bạn vui sướng tột cùng hoặc xúc động cũng là lúc bạn phải đối mặt với một lượng lớn cảm xúc ngay lúc đó, chính lúc đó nước mắt sẽ đào thải bớt một lượng cảm xúc của bạn ra khỏi cơ thể vì giữ một lượng lớn cảm xúc như thế rất có hại cho bạn dù là tốt hay xấu.

Ngoài việc thải đi những cảm xúc dư thừa, nước mắt còn góp phần cải thiện thị lực vì tiết ra chất toxin có thể giết chết từ 90 tới 95% vi khuẩn chỉ trong 10 phút. Nhưng quan trọng hơn hết, tất cả chúng ta đều cảm thấy nhẹ nhõm và "vết thương lòng" một phần nào đó đã được hàn gắn. Với những người hay khóc, việc này cũng chỉ như là một bữa ăn thường ngày mà thôi.

Một số nghiên cứu khoa học gần đây chứng minh rằng việc khóc kích thích não tiết ra Endorphin – một loại hoocmon tiết ra để căng bần cảm xúc và có tác dụng giảm đau đầu. Khóc cũng làm giảm nồng độ mangan trong cơ thể – thứ khi tích lũy lâu sẽ khiến bạn mắc chứng đau cơ và đau đầu.

Mặc dù vấn đề mà họ đang đối diện dù ít dù nhiều vẫn còn tồn tại sau một trận khóc lóc nhưng như đã nói ở trên, nhưng đôi khi việc khóc cũng giúp gạt bỏ đi được một phần cảm xúc bên trong, vì thế cũng khá dễ hiểu khi họ dễ dàng bình tĩnh sau khi khóc vì cơ chế này giúp họ bình tĩnh để suy nghĩ về vấn đề cần giải quyết mà không phải bị chi phối quá nhiều bởi những nỗi đau.

Càng trưởng thành, càng thấm thía: Khóc chẳng phải do yếu đuối, mà là không sợ hãi trước cảm xúc của chính mình! - Ảnh 3.

Đừng bận tâm vấn đề giới tính hay kỳ vọng của xã hội

Việc khóc lóc luôn bị kỳ thị dù là giới nào đi chăng nữa. Nếu một người con gái khóc, người ta sẽ nhìn cô ấy với hình ảnh một người yếu đuối, không ổn định, hay ảo tưởng và chỉ như một con búp bê mít ướt. Nếu một chàng trai rơi lệ, anh ta lại bị xem là một kẻ ẻo lả, không nam tính hay thậm chí là đồng tính. Tất cả những điều trên góp phần nhấn chìm họ vào thế giới tiêu cực của những nỗi buồn.

Dù là gì đi nữa thì chúng ta vẫn đang đấu tranh từng ngày với xã hội, với thế giới để phá vỡ những hàng rào mà họ đã đặt ra về những thứ gọi là cấm kỵ và kỳ thị. Tuy nhiên, với họ, những người sẵn sàng thể hiện nỗi buồn trước đám đông, điều đó chẳng có nghĩa lý gì cả. Họ không chỉ dũng cảm mà còn là những nhà hoạt động vì một xã hội nơi mà cảm xúc có thể được biểu lộ một cách thoải mái

Càng trưởng thành, càng thấm thía: Khóc chẳng phải do yếu đuối, mà là không sợ hãi trước cảm xúc của chính mình! - Ảnh 4.

Đừng chối bỏ cảm xúc của mình

Khi tôi buồn, tôi không hề chối bỏ cảm giác ấy, không hề bắt bản thân phải vui lên vì khi tôi để cảm xúc của mình hiện diện, tôi đã tiếp sức cho những người khác cũng như tôi, tự tin hơn để thể hiện nỗi buồn và giọt nước mắt trước mọi người. Mục đích là gì ư? Để họ biết rằng họ không cô đơn trong suy nghĩ và trong cảm xúc, để họ thấy rằng vẫn còn đó những người vẫn hay khóc và vẫn tự tin đón nhận cuộc sống này.

Như tôi đã nói, việc giấu những cảm xúc quá lâu trong cơ thể sẽ khiến bạn bế tắc, thế thì tại sao ta lại không tận dụng nước mắt để mang nó đi? Chúng ta xa lánh một người hay khóc, hay tủi thân không phải vì con người của họ hay vì sợ đụng chạm với nước mắt mà vì cái cách mà họ thể hiện nỗi đau khổ ra bên ngoài bằng những cử chỉ, lời nói, hành động đầy ám ảnh. Khi chúng ta thành thật với bản thân thì đó là lúc mọi gánh nặng bên trong bị rũ bỏ, mặc dù ngoài mặt lại hoàn toàn khác. Vì thế, khóc không thể là một hành động của sự yếu đuối mà chính là dấu hiệu của sức mạnh tinh thần và cả ý niệm.

(Barcodemagazine, Tâm lý học ứng dụng)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày